Ngày 17/08/2013 – HN, HCM: Hội thảo du học ngành kinh tế tại các nước phát triển

0

SSDH – Để học về ngành kinh tế nói chung thì sự lựa chọn đầu tiên vẫn là du học Mỹ bởi Mỹ là trung tâm tài chính của thế giới. Tiếp theo, học sinh có thể lựa chọn học tại Australia, Anh, Canada, New Zealand, Singapore.

 

Để giúp học sinh, sinh viên có cái nhìn sâu hơn về chuyên ngành kinh tế, tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “Vì sao kinh tế là ngành lựa chọn nhiều khi du học?” vào 9h, thứ bảy, ngày 17/8, số 38 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội,  số 3 Võ Thị Sáu, phường Đakao, quận 1, TP HCM. Bạn có thể mang theo bảng điểm, học bạ để được hướng dẫn xin thư mời học và tư vấn chọn trường.

 

Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế, chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Các hoạt động kinh tế bao gồm cả đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ… Như vậy, kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Nói đơn giản kinh tế có nghĩa là: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?

 

Du học ngành kinh tế tại các nước phát triển

Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế, chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ.

 

Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương – phó trưởng phòng đào tạo trường Đại học Kinh tế TP HCM, nhận xét: “Những năm qua, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế giảm hơn những năm trước nhưng thực chất, nhóm ngành này vẫn thu hút thí sinh, đặc biệt là thí sinh khá, giỏi. Xu hướng thí sinh tiếp tục thích chọn ngành kinh tế là do nhu cầu nhân lực của các ngành này vẫn còn rất lớn. Dễ kiếm việc làm và mức lương cao cũng là một trong những yếu tố cơ bản khiến cho các ngành kinh tế hấp dẫn thí sinh”.

 

Còn ông Trần Anh Tuấn – Phó Gíám đốc thường trực trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động cho biết:những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ rất cao như quản lý kinh tế – kinh doanh – quản lý chất lượng; du lịch – nhà hàng – khách sạn; marketing – nhân viên kinh doanh; tài chính – ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) – kế toán – kiểm toán; tư vấn – bảo hiểm; pháp lý – luật; nghiên cứu – khoa học; quản lý nhân sự…”.

 

Các ngành trong lĩnh vực này bao gồm:

 

1. Kế toán (Accounting).

2. Luật (Law).

3. Khối kinh tế (Economics).

4. Tài chính (Finance).

5. Quản lý thông tin (Information Management).

6. Kinh doanh quốc tế (International Business).

7. Thương mại quốc tế (International Trade).

8. Quản lý (Management).

9. Quảng cáo, tiếp thị (Marketing).

10. Quản lý chuỗi cung ứng – bận tải (Supply Chain Management).

11. Thuế (Taxation).

12. Quản lý nhân sự (Human Resource).

 

Để du học về ngành kinh tế nói chung thì sự lựa chọn đầu tiên vẫn là du học Mỹ bởi du học Mỹ là trung tâm tài chính của thế giới (Wall Street). Các trường đại học nổi tiếng về kinh doanh tại Mỹ gồm: Hardvard, Columbia, Standford… Ngoài ra, còn một số trường nổi tiếng về kinh doanh như: Umass Boston, Marshall, Florida, Hamshire, Western Kentucky… Tập hợp các tập đoàn, công ty tài chính nổi tiếng ở Mỹ gồm: Facebook, Google, Apple…

 

Tiếp theo, các em có thể lựa chọn du học tại Australia, Anh, Canada, New Zealand, Singapore, cũng là những quốc gia có lịch sử phát triển kinh tế và là những nước có bình quân thu nhập trên đầu người cao với mức tăng trường hàng năm trên 2%.

 

1. Australia có trường: UTS Insearch, South Australia, New Castle, Flinder, Deakin,

2. Anh có trường Ulster, Chester, Anglia Ruskin…

3. Canada có trường Simon Fraser Uni., Uni. of Manitoba, Humber College…

4. New Zealand có trường Massey Uni., AUT, Unitec, Edenz…

5. Singapore có trường ERC, EASB, Curtin…

 

Ưu điểm khi học tập tại các nước này. Du học Mỹ, sinh viên được tiếp cận kiến thức về nền kinh tế bậc nhất thế giới. Tại Anh, thời gian học của sinh viênd học nhanh nhất so với các nước khác. Tại Canada, Australia, New Zealand, trong quá trình học, sinh viên du học có thể vừa học vừa làm để có thêm thu nhập cho bản thân. Ngoài ra, sau khi học, sinh viên du học có thể định cư.

 

Thục Uyên (SSDH) – Theo VNE

Share.

Leave A Reply