Sẵn sàng du học – Có thể khi tìm hiểu về các trường đại học trên thế giới, bạn sẽ bắt gặp nhiều thuật ngữ với ý nghĩa tương tự nhau như “flagship”(đại học hàng đầu) và “world-class” (trường đẳng cấp thế giới). Về cơ bản, tất cả các trường đại học flagship đều là các trường world-class. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này.
Kể từ khi mô hình trường đại học “đẳng cấp thế giới” được thiết lập 15 năm trước, khái niệm này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội bởi nó quá tập trung vào tiêu chí tạo ra các nghiên cứu, và nhiều ý kiến cho rằng, nó chỉ mang tính một chiều và không tính đến các nhiệm vụ khác của các trường đại học, vv … Về cơ bản, lập luận chỉ ra rằng nếu chúng ta chấp nhận khái niệm trường đại học “đẳng cấp thế giới” thì chúng ta sẽ bỏ qua nhiều khía cạnh quan trọng của giáo dục đại học.
Lần lặp lại gần đây nhất của phản ứng dữ dội này là ý tưởng về các trường đại học “flagship”, được John Aubrey Douglass, một chuyên gia giáo dục đại học tại UC Berkeley, chủ trì. Ý tưởng của Douglass mà ông nêu ra trong một cuốn sách gần đây, rằng những gì mà thế giới cần không phải là những trường đại học “world-class”, được xem là quá chú trọng vào nghiên cứu, mà là các trường đại học “flagship”. Có gì khác biệt ở đây? Các trường đại học “flagship” cũng chính là các trường đại học “world-class” nhưng có cam kết giảng dạy các sinh viên đại học xuất sắc, cung cấp giáo dục chuyên nghiệp hàng đầu và sứ mệnh tham gia, tiếp cận cộng đồng và phát triển kinh tế. Về cơ bản, tất cả các trường đại học “flagship” đều là “world-class”, nhưng ngược lại thì không đúng.
Trong cuốn sách của Douglass, khi ông nói “trường đại học hàng đầu” thì ý của ông là khoảng top 20 trường đại học công lập ở Mỹ – Cal, Washington, Virginia, Michigan, … đều là những trường quá tốt và phần lớn đều phù hợp với danh hiệu đó. Nhưng để là một khái niệm dùng chung cho các trường đại học trên thế giới thì nó không phù hợp như khái niệm các trường đại học “world-class” bởi vì nó giả định rằng những mô hình trường đại học Hoa Kỳ này luôn tồn tại hầu như ở bất cứ đâu.
Để trở thành một trường đại học “flagship”, trường đó phải có kết quả nghiên cứu xuất sắc. Điều đó đưa châu Phi, Ấn Độ, Trung Đông, gần như tất cả các nước Đông Nam Á, và châu Mỹ Latinh ra khỏi danh sách (ý này cũng giống như khái niệm “đẳng cấp thế giới”). Sau đó, trường phải có một nền văn hóa nghiên cứu với đầy đủ tự do học thuật, tự do ngôn luận, vv (chào tạm biệt Trung Quốc và phần còn lại của Nga). Đồng thời cần có cam kết kết hợp giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp và tiến trình tuyển chọn có chọn lọc cao cho cả hai (loại Adieu France, Auf Wiedersehen, Đức) và cam kết tiếp cận cộng đồng theo cách mà người Mỹ nghĩ về nó (loại Sayonara Japan, Annyeong Korea ).
Vậy cuối cùng sẽ còn lại trường của quốc gia nào? Về cơ bản, đó chính là những nước nói Tiếng Anh, thêm cả những nước thuộc Scandinavia và Hà Lan nữa. Nhưng nếu bạn sau đó thêm vào yêu cầu rằng đại học “flagship” cần có một hệ thống rõ ràng của các cơ sở giáo dục đại học thì ở một mức độ nào đó bạn sẽ đánh trượt tất cả các nước còn lại, ngoại trừ có thể Na Uy.
Douglass chắc chắn đúng khi nói rằng các trường đại học “world-class” trên thực tế là một quan điểm thu nhỏ về giáo dục đại học. Nhưng mặc dù khái niệm đại học “flagship” không thể được gọi là thu nhỏ, thậm chí nó còn cụ thể và không dễ dàng vượt ra bên ngoài ý nghĩa ban đầu của nó.
Các trường đại học trên toàn thế giới có nguồn gốc từ các truyền thống khác nhau. Các chính phủ chi trả và điều khiển chúng có quan điểm khác nhau hợp pháp về những gì họ phải đạt được và cách họ đạt được nó. Không phải ai cũng ủng hộ khái niệm về các trường đại học nghiên cứu “world class” bởi vì nghiên cứu chỉ là một phần của các kết quả đầu ra của trường đại học, điều mà có thể được đo lường theo một cách mà không thể giúp ích hoàn toàn. Vấn đề không nằm ở việc đo lường kết quả nghiên cứu và thậm chí không phải là việc các trường đang cạnh tranh với nhau mà là ý niệm rằng cần có một tiêu chuẩn duy nhất cho sự xuất sắc.
Cuộc tranh luận về các trường đại học “flagship” và các trường đại học “world class” thật sự chỉ đơn giản là một cuộc tranh luận cho một tiêu chuẩn duy nhất để sử dụng. Những người ở Bắc Mỹ có thể thích mô hình đại học “flagship” vì nó nói đến kinh nghiệm lịch sử và thành kiến của họ. Nhưng đó không có nghĩa là nó sẽ được áp dụng trong tất cả các trường hợp bởi tất cả mọi người.
Hải Yến (SSDH) – Theo Inside Higher Ed