Các trường đại học đối mặt với thuế mới khi sinh viên vay tiền học

0

Sẵn sàng du học – Các trường cao học tại Úc đang phải đối diện với một loại thuế rất cao mỗi khi có sinh viên vay tiền để đóng học phí. Theo luật bất thường của nghị viện liên bang, các trường đại học sẽ phải trả thuế mỗi năm để hỗ trợ chi phí duy trì chương trình cho sinh viên vay học phí.

sinh-vien-du-hoc

Từ khi bổ nhiểm Thủ Tướng mới, chính phủ Úc đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía và chính sự tuyệt vọng trong việc đưa ra phương án giải quyết đã buộc các trường Đại học phải trả thuế để duy trì hệ thống vay cho sinh viên. Theo đó, các trường Đại học sẽ phải trả phí để hỗ trợ một phần chi phí cho hệ thống cho vay. Quyết định mới này không chỉ gây lo lắng cho các phó thủ tướng về sự thiếu chi tiết trong điều luật và biên bản ghi nhớ mà còn tạo nên hoang mang cho các trường khi bộ trưởng bộ giáo dục sẽ có toàn quyền áp thuế lên mọi cơ sở giáo dục đại học.

Chủ tịch hiệp hội các trường đại học Úc, Catriona Jackson cũng đang rất băn khoăn về sự mơ hồ của điều luật mới, cùng với sự chuyển giao quyền lực từ nghị viện sang bộ trưởng sẽ có tác động rất lớn lên quy định cấp vốn hiện hành.

Chương trình cho sinh viên vay của Úc là chương trình đầu tiên trên thế giới khi được giới thiệu vào năm 1989. Sau đó, các quốc gia khác cũng đã áp dụng chương trình này để giúp sinh viên vượt qua khó khăn tài chính khi có mong muốn theo đuổi chương trình Đại học.

Theo luật của Úc, tiền học phí sinh viên vay của trường sẽ được cung cấp bởi quỹ liên bang. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ phải trả lại số tiền đã vay khi bắt đầu có thu nhập tối thiểu 52.000 Đô la Úc / năm.

Chương trình này đã giúp hàng triệu học sinh có cơ hội học đại học nhưng số tiền cho vay sau 30 kể từ khi chương trình đi vào hoạt động đã lên tới hơn 60 tỉ Đô la Úc và được dự đoán sẽ lên tới 180 tỉ Đô la Úc vào năm 2026. Thêm vào đó, nhiều sinh viên không thể trả nợ vì thu nhập của họ không đạt được mức tối thiểu hoặc có nhiều sinh viên đi du học và không quay lại hoặc hơn nữa là qua đời.

Đảng bảo thủ đang muốn có những biện pháp mạnh hơn nhằm buộc sinh viên phải trả nợ nhanh hơn với việc hạ mức thu nhập tối thiểu để đủ tiêu chuẩn trả nợ xuống mức 45.881 Đô la Úc. Tuy nhiên, ông Jackson lại nghĩ rằng chương trình cho vay là một khoản đầu tư đáng giá vào học vấn để nền kinh tế Úc có được đủ số lượng cử nhân. Ông cũng đính chính thêm rằng phần lớn sự gia tăng trong các khoản vay là đến từ các chương trình đào tạo nghề, không phải Đại học.

Từ năm 2011, các trường Đại học tại Úc đã bị cắt giảm 6 tỉ Đô la Úc từ quỹ hỗ trợ của chính phủ. Conor King, Giám đốc nhóm các trường đại học nghiên cứu sáng tạo của Úc, nhấn mạnh: “các trường Đại học hỗ trợ sinh viên tiếp cận với  hệ thống vay để chính phủ có thể giúp trả chi phí học tập nên việc đánh thuế các trường Đại học về khoản chi phí của sinh viên là không hề minh bạch và công bằng với mục đích cắt giảm ngân quỹ.

Nhóm của ông Conor King cùng với các phó thủ tướng sẽ viết đơn cho các chính trị gia liên bang để thúc đẩy quá trình phản đối bộ luật thuế mới. Như vậy, chính Phủ Úc sẽ phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt của các phó Thủ tướng và sự tức giận của các sinh viên đại học, những người sẽ phải trả thuế cao hơn khi họ tốt nghiệp và có thu nhập.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply