Sẵn sàng du học – Như thường lệ, có một số thay đổi đã diễn ra trong năm nay – bao gồm chính sách nhập cư, kiểm soát ngoại hối và giá cả hàng hoá trên thế giới – dựa trên các điều kiện thị trường gần. Dù vậy, việc tìm kiếm các thị trường gửi đi tiềm năng vẫn tiếp tục diễn ra, và hiện tại Việt Nam vẫn đang là một trong những quốc gia chiếm thị phần du học sinh đáng kể.
Cùng điểm qua những ý chính sau:
- Tại các điểm đến du học chính, phần lớn lượng sinh viên nhập học quốc tế đều chỉ đến từ một số lượng nhỏ các thị trường gửi đi.
- Kết quả là nhiều nhà giáo dục quốc tế đang đặt trọng tâm nhiều hơn vào việc đa dạng hóa và mở rộng tuyển dụng tại các thị trường mới nổi.
- Với các nguyên tắc cơ bản của thị trường lâu dài, bài viết tập trung đưa thông tin về một số thị trường đầy hứa hẹn nhất về tuyển dụng sinh viên, bao gồm: Việt Nam, Colombia, Indonesia, Nigeria, và Iran.
Sau hơn một thập kỷ mở rộng nhanh chóng về quy mô tuyển sinh quốc tế, các điểm đến du học ngày càng được đa dạng hóa, và với lý do chính đáng. Ví dụ, khoảng 60% tất cả sinh viên quốc tế ở Hoa Kỳ chỉ đến từ vỏn vẹn bốn quốc gia. Trung Quốc là thị trường gửi đi nhiều sinh viên quốc tế nhất cho Hoa Kỳ, và chỉ sinh viên Trung Quốc thôi đã chiếm gần 60% tổng số tân sinh viên nhập học ở Hoa Kỳ tăng lên trong thập niên vừa qua (và chiếm gần 1/3 số sinh viên nước ngoài tại Mỹ thời điểm hiện nay).
Tình hình ở Anh cũng tương tự khi Top 5 các thị trường quốc tế chiếm đến gần 60% lượng nhập học tại các cơ sở giáo dục bậc cao tại Anh. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nguồn số một tại đây khi số liệu thống kê cho thấy cứ trong 3 sinh viên không thuộc Liên minh Châu Âu lại có một sinh viên Trung Quốc. Trong khi đó, 6 trên 10 sinh viên quốc tế tại Canada đến từ top 4 các thị trường trọng điểm của nước này. Và mô hình tương tự cũng diễn ra tại Úc, nơi có bốn thị trường đại diện cho gần một nửa số sinh viên bắt đầu nhập học từ tháng 4 năm nay.
Tuy nhiên, năm 2016 cũng được đánh dấu bằng một số gián đoạn đáng kể ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là tại Brazil và Nga, được các nhà giáo dục quốc tế xem như những mảnh ghép quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa tuyển dụng. Sau đây là những thông tin chi tiết hơn về 5 ứng cử viên nổi bật ở hạng mục này.
Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2015/16 – so với Trung Quốc – Việt Nam đang dần thoát nghèo và ngày càng nhiều người dân Việt Nam vươn lên thuộc tầng lớp trung và thượng lưu. Một phần ba số người Việt Nam dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2020, và đến năm 2016, Việt Nam tự hào có tỷ lệ tăng trưởng về cá nhân có giá trị cực cao nhanh nhất thế giới. Khi các gia đình giàu có hơn, họ có thể gửi con ở nước ngoài một cách tốt hơn: độ tuổi trung bình rất trẻ chỉ ở mức 28,5.
Ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam du học tại các quốc gia khác trên thế giới. Nhật Bản đã chào đón 38 882 sinh viên Việt Nam vào năm 2015 (tăng 47.7% so với năm 2014), và cũng trong năm này tại Mỹ, số lượng sinh viên nhập học đến từ Việt Nam đã gia tăng đáng kể, lên đến 28 883 sinh viên. 90% sinh viên Việt Nam du học nước ngoài theo dạng tự túc.
Colombia
Colombia là nền kinh tế lớn thứ ba ở Mỹ Latinh, sau Mexico và Brazil, và nhiều khả năng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa khi chính phủ tiến hành đàm phán hòa bình với Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC). Tầng lớp trung lưu của đất nước đã dần dần mở rộng bất chấp chiến tranh, tăng từ 16% dân số năm 2002 lên 27% trong năm 2011.
Sứ mệnh của Tổng thống Juan Manuel Santos là biến Colombia trở thành quốc gia có trình độ học vấn cao nhất của Châu Mỹ Latinh vào năm 2025 và để đạt được mục tiêu này, ông đã tăng ngân sách giáo dục của Colombia lên 5,75% đến mức 14,52 tỷ đô la vào năm 2015. Trong quá trình đó, 2015 là năm đầu tiên ghi nhận chính phủ Colombia đã chi ngân sách cho giáo dục nhiều hơn cho quân sự.
Tỷ lệ nhập học ở Colombia tăng gấp đôi từ năm 2003 đến 2013, đạt 2,1 triệu và số sinh viên đại học Colombia ở nước ngoài đã tăng khoảng 50% trong thập kỷ qua, với tổng số hơn 25.000 sinh viên vào năm 2013.
Theo Tập đoàn Tư vấn Boston, tại Indonesia – quốc gia đông dân thứ tư và là nền kinh tế thuộc top 20 trên thế – các tầng lớp tiêu dùng trung lưu và thương lưu dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020, từ 74 triệu lên 141 triệu. Chú ý hơn cả sự tăng trưởng về mức độ giàu có, Indonesia cũng có một dân số rất trẻ với độ tuổi trung bình là 28,2.
Người Indonesia từ 15-29 tuổi chiếm 1/3 lực lượng lao động Indonesia; Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ cao và hai triệu người tham gia vào thị trường lao động Indonesia hàng năm. Giáo dục hướng nghiệp là điều tự nhiên trong tâm trí của nhiều người, và do đó, các cơ hội để du học ở nước ngoài sẽ có xu hướng phát triển trong tương lai gần. Tờ Jakarta Post gần đây ghi nhận rằng Indonesia sẽ là một trong những quốc gia có số lượng sinh viên du học cao nhất thế giới vào năm 2020 nhưng “khả năng tiếp cận với các cơ hội giáo dục định hướng thị trường trong nước có giới hạn”.
Nigeria
Một phần năm dân số khổng lồ của Nigeria ,181 triệu người, nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24, tạo ra nhu cầu giáo dục đại học đáng kể mà giáo dục trong nước khó có thể đáp ứng được. Gần 1,5 triệu người Nigeria tìm kiếm cơ hội theo học tại một trường đại học Nigeria mỗi năm, nhưng chỉ có khoảng nửa triệu người có thể làm được điều này. Điều này giải thích tại sao Nigeria là một nguồn sinh viên quốc tế hàng đầu của Châu Phi.
Hơn 50.000 người Nigeria theo học tập ở nước ngoài vào năm 2012, và con số này đã tăng lên đáng kể tại một số thị trường nhất định kể từ đó: gần 9.500 người Nigeria học tập tại Hoa Kỳ trong năm 2014/15 – tăng 20% so với năm trước – và 8.620 sinh viên theo học tại Canada trong Năm 2014.
Ngay cả những sự gián đoạn gần đây liên quan đến sự sụp đổ của giá dầu thế giới, các nguyên tắc cơ bản trên thị trường, bao gồm cả nhu cầu sinh viên, vẫn còn rất mạnh. Các nhà tuyển dụng cho các chương trình sau đại học nói riêng sẽ muốn để ý Nigeria: Hội đồng Anh gần đây dự đoán rằng trong 23 thị trường nguồn mà họ nghiên cứu, Nigeria sẽ đóng góp mạnh mẽ nhất vào sự tăng trưởng trung bình hàng năm trong lượng sinh viên lưu động đến 2024 (+ 8,3%).
Iran
Sau một thoả thuận hạt nhân lịch sử hồi đầu năm nay, các trường đại học Iran đang nỗ lực để nhanh chóng xây dựng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học trên khắp châu Âu. Quốc gia này luôn quan tâm đến giáo dục quốc tế, tuy nhiên, Iran vẫn là thị trường du học nước ngoài phát triển nhanh thứ hai trong những năm gần đây (chỉ sau Ả-rập Xê-út) và được Hội đồng Anh dự đoán sẽ tiếp tục phát triển đến năm 2014.
Mức dự đoán phát triển này là dựa vào một thực tế rằng nguồn cung trong nước cho các sinh viên sau đại học là không đủ để đáp ứng nhu cầu: 900.000 sinh viên Iran đăng ký chương trình thạc sỹ năm 2011 nhưng chỉ có 60.000 người được chấp nhận (6.6%). Trong khi đó, chỉ có 4% sinh viên mong muốn theo học các chương trình Tiến sĩ được chấp nhận.
Một thực tế nổi bật tại nước này nữa là khoảng 60% người dân Iran nằm trong độ tuổi từ 30 trở xuống và đây chắc chắn là một thị trường gửi đi rất tiềm năng cho các nhà tuyển dụng.
Thái Hải (SSDH) – Theo Scholarship Planet