Giới trẻ Hàn Quốc ngột ngạt vì cuộc sống không được thất bại

0

Sẵn sàng du học – Trọng một xã hội quá coi trọng thành tích và cạnh tranh khốc liệt, nhiều người trẻ Hàn Quốc đang cảm thấy ngày càng ngột ngạt.

Park Cho-bin (21 tuổi) gần đây đã bỏ việc và nộp đơn gia nhập Don’t Worry – ngôi làng hẻo lánh ở Mokpo (Hàn Quốc) dành cho những người trẻ tuổi muốn nghỉ ngơi và suy nghĩ thêm về tương lai.

Với một khoản phí nhỏ, Park và những người đăng ký sẽ trải qua nhiều cuộc phỏng vấn để trở thành thành viên chính thức của ngôi làng trong 6 tuần. Tại đây, mọi người sẽ tham gia nhiều hoạt động khác nhau, làm quen với bạn mới và thư giãn ở vùng nông thôn.

Hong Dong-woo (33 tuổi), người sáng lập Don’t Worry, cho biết ngôi làng là nơi những người trẻ Hàn Quốc có thể thoát khỏi áp lực cuộc sống và tìm kiếm cơ hội mới.

tienphong_gioitre_han1_vlnz

Park, người từng học tại trường cao đẳng nghề và bây giờ mơ ước được trở lại giảng đường và trở thành nhà sản xuất âm nhạc, nói rằng nhiều người trẻ Hàn Quốc không dám theo đuổi ước mơ vì sợ thất bại.

"Một lần thất bại đồng nghĩa cuộc sống của bạn chấm hết", cô gái 21 tuổi nói.

Ngột ngạt vì áp lực thành công

Sự khao khát thành công đã thúc đẩy Hàn Quốc phát triển nhanh chóng trong những thập niên sau chiến tranh và trở thành một cường quốc kinh tế như hiện tại.

Tuy nhiên, với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, sự khao khát thành công đó lại trở thành thứ văn hóa ám ảnh biến đất nước họ đang sống ngày càng trở nên ngột ngạt.

“Đây là đất nước của thành công. Chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều và cũng đạt được thành tựu. Tuy nhiên, nó cũng biến Hàn Quốc thành một xã hội quá coi trọng thành tích và cạnh tranh khốc liệt”, Lee Jae-yeol, nhà xã hội học tại ĐH Quốc gia Seoul, tác giả If You Were Born Again, Would You Live in Korea, cuốn sách lý giải sự bất hạnh và tỷ lệ tự tử cao của Hàn Quốc.

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Hàn Quốc vẫn ở mức 10%. Nhiều người trẻ, bao gồm cả sinh viên tốt nghiệp đại học, chỉ tìm được những công việc bán thời gian.

Trong khi đó, số khác lại cố chen chân vào các tập đoàn hàng đầu hoặc trở thành công chức nhà nước, những công việc được xã hội trọng vọng.

Park, người mơ ước trở thành một nhà sản xuất âm nhạc, cho biết ban đầu cô quyết định đi làm thay vì học đại học vì đã tìm được công việc ổn định, lương cao như một kỳ tích.

“Nhưng thời gian trôi qua, tôi cảm thấy mình vẫn thiếu thứ gì đó. Tôi bắt đầu ghen tị với những người bạn đã học đại học để theo đuổi ước mơ của họ”, cô nói.

Hiện tại, Park tự xoay xở cuộc sống bằng các khoản tiền tiết kiệm và công việc bán thời gian trong khi ấp ủ những dự án âm nhạc của riêng mình.

Thất bại cũng không sao

Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Năm ngoái, triển lãm thất bại, lấy cảm hứng từ Ngày quốc tế thất bại, lần đầu tiên được tổ chức tại Seoul.

Tổng thống Moon Jae-in đã ghé thăm triển lãm và thừa nhận những khó khăn mà chủ doanh nghiệp nhỏ và người tìm việc đang phải đối mặt.

"Tất cả chúng ta hãy cùng nhau vượt qua khoảng thời gian khó khăn này", tổng thống kêu gọi.

Triển lãm thất bại lần thứ hai khai mạc vào tháng 9 vừa qua với chủ đề #FailBetter và khẩu hiệu "cảm thông với thất bại".

Một ngày sau triển lãm, chính phủ Hàn Quốc công bố số liệu mới nhất về nguyên nhân tử vong trong năm 2018. Trong đó, tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong độ tuổi từ 10 đến 39.

tienphong_gioitre_han_fwze

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa thất bại kinh tế và tự tử ở Hàn Quốc. Theo báo cáo được công bố trên Korea Herald năm 2014, người Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi ngoại trừ trẻ em và thanh thiếu niên cho biết rắc rối tài chính là lý do hàng đầu khiến họ phải tự tử.

Yun Tae-woong, phó vụ trưởng thuộc bộ nội vụ, thừa nhận tỷ lệ tự tử đáng báo động là một trong những lý do khiến chính phủ phải khuyến khích mọi người nghĩ khác về thất bại.

"Xã hội cần được chữa lành", ông Yun nói.

Khoảng 2 tuần sau khi nộp đơn và trải qua nhiều vòng phỏng vấn, Park Cho-bin, nhà sản xuất âm nhạc tương lai đầy tham vọng, được thông báo cô không thể gia nhập làng Don't Worry.

Lý do Park nhận được là vì hạn chế về ngân sách.

Cô gái 21 tuổi quá thất vọng vì không được chọn. Park nói rằng thực chất việc tham gia Don't Worry cũng giống như một cuộc thi và cô sẽ không đăng ký thêm một lần nào nữa.

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Tuổi Trẻ

Share.

Leave A Reply