Sẵn sàng du học – Công việc của bạn có đang ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không? Nếu chúng nằm trong danh sách này, khả năng cao là có đấy! Cùng chúng tôi tìm hiểu xem những công việc nào có thể khiến bạn bị ung thư nhé!
Tiếp viên hàng không
Dành cả ngày trên máy bay không hề tốt lành gì cả. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Health, do các tiếp viên hàng không liên tục tiếp xúc với bức xạ ion hóa ở độ cao vài nghìn mét, họ có khả năng mắc phải một số bệnh ung thư, bao gồm những bệnh ảnh hưởng đến vú, cổ tử cung, tử cung, tuyến giáp, thực quản, đại tràng, dạ dày, gan và tuyến tụy. Theo một số liệu thống kê khác: Tỷ lệ ung thư vú ở nữ tiếp viên hàng không cao hơn 50% so với những người phụ nữ không làm công việc này, trong khi tỷ lệ ung thư da cao gấp bốn lần.
Phi công
JAMA Dermatology báo cáo rằng các phi công và các thành viên phi hành đoàn khác có tỷ lệ mắc khối u ác tính gấp đôi so với người bình thường. Việc phi công dành một giờ trong buồng lái khiến họ tiếp xúc với bức xạ UVA nhiều như khi họ dành 20 phút trên giường tắm nắng. Bức xạ tia cực tím thậm chí còn tăng lên khi bay trên những đám mây dày đặc. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị các hãng máy bay nên lắp kính chắn gió có khả năng chống tia cực tím tốt hơn, nhưng nếu bạn là phi công, bạn cũng nên bôi kem chống nắng và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Thợ hàn
Trên thế giới có hơn 111 triệu thợ hàn. Và do họ phải làm việc quanh những khối kim loại tỏa nhiệt độ rất cao, ai cũng mắc nguy cơ bị ung thư. Theo các nhà khoa học tại International Agency for Research on Cancer, nguyên nhân chính là do khói hàn, bức xạ và amiăng. Chúng có khả năng gây ung thư phổi, ung thư thận, cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Paul Blanc, giáo sư Y tại đại học California-San Francisco, nói: “Mặc dù công chúng đã và đang rất quan tâm về những rủi ro nghề nghiệp, có những vấn đề chỉ xuất hiện sau nhiều năm làm việc. Ví dụ như những vấn đề về phổi, các cơ quan nội tạng bị tổn thương, v.v.”
Bất kỳ công việc văn phòng nào
Nếu bạn ngồi quá nhiều tại bàn làm việc, bạn sẽ có khả năng mắc phải ung thư ruột kết và nội mạc tử cung (tử cung) cao hơn. Theo các nhà nghiên cứu Đức, những người dành nhiều thời gian ngồi có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 24% và nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn 32%. Chưa hết, cứ 2 tiếng bạn ngồi, rủi ro lại tăng lên khoảng 10%. Vậy bạn có thể làm gì? Chỉ thỉnh thoảng tập thể dục là chưa đủ. Hãy vận động liên tục trong ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.
Thợ làm móng
Nếu bạn là khách hàng thì đừng lo lắng, bạn chỉ tiếp xúc với hóa chất trong một thời gian ngắn. Còn thợ làm móng, họ phải tiếp xúc với hóa chất trong một thời gian dài. Không chỉ vậy, họ còn hít phải khói và bụi bẩn trong tiệm, làm tăng nguy cơ ung thư và một loạt các vấn đề về hô hấp và sinh sản. The Occupational Safety and Health Administration (OSHA) khuyến cáo các tiệm làm móng phải luôn thông thoáng và các người thợ nên mặc áo sơ mi tay dài, đeo găng tay và thậm chí nên đeo cả khẩu trang; họ cũng nên thường xuyên rửa tay. Để khuyến khích một môi trường làm việc an toàn, bạn chỉ nên chọn nhữngg tiệm làm móng thực sự bảo vệ thợ của họ.
Nông dân
Theo Agricultural Health Study (AHS), một dự án nghiên cứu kéo dài hàng chục năm được thực hiện bởi nhiều tổ chức chính phủ bao gồm National Cancer Institute và EPA, nông dân và các thành viên gia đình của họ được chẩn đoán mắc một số bệnh ung thư với tỷ lệ cao hơn người bình thường. Chúng bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy , và ung thư tuyến tiền liệt, da dày, não, da, v.v. Thuốc trừ sâu có thể là một nguyên nhân chính, nhưng khí thải, dung môi, bụi, virus, phân bón, và xăng dầu cũng là các yếu tố góp phần. Một trong những cách điều trị ung thư tốt nhất là phát hiện sớm, cho nên hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
Lính cứu hỏa
Ung thư là nguyên nhân chính gây tử vong ở lính cứu hỏa. Tại sao? Khi nhựa, vật liệu xây dựng và các chất hóa học bị đốt cháy, chúng giải phóng độc tố; Lính cứu hỏa hít rất nhiều những chất độc này trong quá trình dập tắt ngọn lửa. Theo nghiên cứu của National Institute for Occupational Safety and Health, lính cứu hỏa có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường, nhưng riêng ung thư tinh hoàn và ung thư trung biểu mô thì nguy cơ là gấp đôi.
Nhân viên làm ca đêm
Bức xạ và hóa chất độc hại không phải là thứ duy nhất có thể gây ung thư. Sự rối loạn nhịp điệu sinh học tự nhiên cũng có thể gia tăng nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu của MIT đã báo cáo: “Các tế bào cần một tín hiệu, giống như nút reset của cơ thể. Khi bạn mất đi tín hiệu đó, các tế bào sẽ mất đi nhịp điệu bình thường”. Kết quả là, một loại protein gây ra ung thư có tên là c-myc sẽ tích lũy trong các tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển các khối u. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các loại thuốc có thể giúp bảo vệ các nhân viên làm ca đêm.
Công nhân mỏ
Đào mỏ là một công việc nguy hiểm. Bụi trong mỏ than than có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi và dạ dày. Một vấn đề lớn khác là khí thải diesel từ thiết bị khoan tích tụ trong các hầm mỏ. Một nghiên cứu báo cáo rằng những công nhân dưới lòng đất thường xuyên tiếp xúc với khí thải này có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp năm lần so với những công nhân không làm việc quanh khói.
Thợ lợp nhà
Công nhân làm nóc thường xuyên tiếp xúc với nhựa đường nóng. Theo các nhà nhà nghiên cứu tại Colorado Cancer Center, họ cho rằng nguyên nhân chính là do polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) có trong nhựa đường nóng. Họ tìm thấy hàm lượng lớn polycyclic aromatic hydrocarbons trong máu của các thợ lợp nhà sau ca làm việc của họ; PAH làm hỏng DNA và có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Những người không đeo găng tay bảo vệ hoặc bị bỏng do nhựa có hàm lượng PAH cao nhất. Phơi nắng thường xuyên cũng là một lý do khác.
Thợ làm tóc
Cũng giống như thợ làm móng, thợ làm tóc cũng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, cụ thể là thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi tóc, v.v. Các amin thơm trong một số thuốc nhuộm tóc có thể tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những hóa chất này đã được loại bỏ khỏi thuốc nhuộm tóc sau những năm 1970, nhưng một nghiên cứu gần đây vẫn tìm thấy chúng máu của thợ làm tóc. Để giảm thiểu nguy cơ, thợ làm tóc nên đeo găng tay bất cứ khi nào sử dụng các sản phẩm hóa học và làm việc ở những nơi thông thoáng.
Kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Research đã phát hiện rằng phụ nữ làm việc tại các phòng thí nghiệm và có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú ,sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi; Nếu phụ nữ làm việc với các dung môi hữu cơ như benzen trước khi sinh con đầu lòng, nguy cơ của họ tăng thêm 40%.
Phi hành gia
Một khi các phi hành gia rời khỏi bầu khí quyển và từ trường bảo vệ Trái đất, họ sẽ tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ không gian. Điều này tương tự với những gì phi công và tiếp viên hàng không phải trải qua, nhưng theo NASA, mức độ này cao hơn nhiều. Điều đó khiến các phi hành gia có nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh phóng xạ, bệnh thoái hóa xương và các căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Các nhà khoa học tại Đại học Nevada, Las Vegas hiện đang cảnh báo về những chuyến đi tới Sao Hỏa, kéo dài một năm rưỡi trong không gian (để đến đó và quay lại). Công nghệ hiện tại của chúng ta vẫn chưa đủ để bảo vệ các phi hành gia, hoặc khách du lịch, khỏi bức xạ không gian.
Ngành sản xuất cao su
Làm việc trong các nhà máy sản xuất lốp xe, găng tay cao su và dây cao su dường như làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang, dạ dày, máu, bạch huyết và các loại ung thư khác, theo CDC. Các chất gây ung thư bao gồm benzen, amiăng và formaldehyd.
Ngành sản xuất nhựa
Nhựa đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, nhưng những người làm việc trong ngành sản xuất nhựa có nguy cơ cao mắc các loại ung thư, bao gồm ung thư gan, thận, máu, phổi và thanh quản, do tiếp xúc lâu dài với cadmium, vinyl clorua, trichloroen và asen. Ngoài ra, phụ nữ trong ngành sản xuất nhựa có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp năm lần do tiếp xúc với các chất gây ung thư làm rối loạn nội tiết tố.
Ngành sản xuất nhôm
Những người làm việc trong ngành sản xuất nhôm thường xuyên tiếp xúc với polycyclic aromatic hydrocarbons, hợp chất crom, hợp chất niken, kim loại nặng, và amiăng. Formaldehyd được dùng trong quy trình sản xuất để phá vỡ các thành phần khác, theo Sophia Gushee, tác giả của A to Z of D-Toxing: The Ultimate Guide to Reducing Our Toxic Exposures.
Công nhân xây dựng
Công nhân xây dựng phải thường xuyên tiếp xúc với ba thứ: amiăng, benzen và asen. Amiăng làm nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư trung biểu mô, cũng như có nguy cơ mắc u ác tính cao hơn. Benzen, được tìm thấy trong sơn, làm tăng khả năng mắc bệnh bạch cầu và ung thư hạch. Asen, được tìm thấy trong khí thải, keo dán, chất bôi trơn và sơn, gây ung thư bàng quang, gan và phổi.
Thợ sửa xe
Thợ sửa xe thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư tương tự như công nhân xây dựng (asen, amiăng, benzen) và tetrachloroetylen (còn được gọi là perc). Chúng tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, thận, bàng quang và cổ tử cung. Ngoài ra, khí thải diesel cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bàng quang, thanh quản, thực quản và dạ dày.
Ngành giặt khô
Tetrachloroethylen cũng được sử dụng trong quá trình giặt khô, vì vậy những người lao động trong ngành này cũng đối mặt với nguy cơ ung thư cao. Tuy nhiên, nếu bạn là khách hàng, đừng quá lo lắng. Tetrachloroethylen sẽ không ảnh hưởng đến người mặc quần áo được giặt khô.
Dịch vụ mai táng
Những người làm trong dịch vụ mai táng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu – cụ thể là bạch cầu tủy – do tiếp xúc thường xuyên với formaldehyde, theo một nghiên cứu của Journal of the National Cancer Institute.
Người dịch: Quốc Kỳ (SSDH)