Trường đại học Leiden công bố danh sách xếp hạng các trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới

0

SSDH – Australia góp mặt 14 trường đại học vào danh sách top 500 trường nghiên cứu hàng đầu năm 2011. Trường đại học quốc gia Úc-ANU dẫn đầu trong nước, tiếp đến là đại học Melbourne và Queensland. Macquarie và Wollongong đứng ở dưới cùng của top 5 và tiếp theo là các trường còn lại trong nhóm G8.

 

tt2312112 

 

Tuy nhiên, trên danh sách tổng thể thì trường ANU đứng ở vị trí thứ 114, tiếp đến đại học Melbourne dừng ở vị trí 163 và đại học Queensland thứ 170.

 

Bảng xếp hạng này được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ tại Đại học Leiden, Hà Lan, sử dụng các phép đo lường hiệu suất để đánh giá các hoạt động xuất bản trong khoa học và các ngành khoa học xã hội. Đại học Leiden cũng dựa trên cơ sở dự liệu của website khoa học của hãng Reuters từ năm 2005-2009 và xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

 

Cũng như ở các bảng xếp hạng khác, các trường đại học Mỹ vẫn chiếm ưu thế với một loạt trường được xếp vào top 10 như MIT, Princeton, Harvard, Rice, Stanford và Cal Tech. Nhóm trường California có ba cơ sở được xếp hạng cao bao gồm Santa Barbara (thứ 7), Berkeley (thứ 8) và San Fransisco (thứ10). Carnegie Mellon tại Pittsburgh cũng có đóng góp xứng đáng ở vị trí thứ 9.

 

Đại học Adelaide được xếp ở vị trí 73 trên bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education nhưng lại không lọt vào top 100 của bảng xếp hạng này.

 

Trên danh sách top 100, các tường đại học Mỹ chiếm đến 2/3, tiếp đến là Anh với 9 trường và Hà Lan 7 trường. Còn khu vực châu Á Thái Bình Dương có Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore mỗi nơi có một trường được lọt vào top 100.

 

Leiden cũng đánh giá các ấn phẩm đồng tác giả của nhiều học giả từ các trường đại học trên thế giới và tham khảo các bảng xếp hạng khác. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đôi chút khi các trường đại học Mỹ chỉ chiếm 25% trong danh sách top 500, còn châu Âu có đến 50 trường vào danh sách này.

 

Bảng xếp hạng của Leiden tuy chưa phổ biến rộng rãi như một số bảng xếp hạng thế giới có tiếng như QS ranking hay tạp chí giáo dục Times nhưng có ưu thế riêng ở các tiêu chí đánh giá cụ thể hơn về tác động nghiên cứu với nhiều trích dẫn phong phú và nhiều ấn phẩm khoa học ở các lĩnh vực khác nhau.

 

Lê Minh – Theo The Australian

Share.

Leave A Reply