Câu chuyện rác thải: 101 cách phân loại rác cho du học sinh

0

Sẵn sàng du học – Nếu đã đến lúc phải đi đổ rác mà bạn vẫn còn cảm thấy bối rối thì xin đừng lo, chúng tôi ở đây để giúp bạn. Dưới đây là hướng dẫn đầy đủ giúp các du học sinh vượt qua những rắc rối về vấn đề rác thải.

Là một du học sinh thì bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong việc hoà nhập với môi trường sống ở một đất nước mới. Một trong những vướng mắc mà bạn sẽ gặp phải đó là phân biệt màu của thùng rác để phân loại rác thải sao cho đúng.

Không giống như những đất nước khác, mỗi hộ gia đình ở Úc có tới 3 thùng rác và mỗi chiếc thùng lại được dùng vào một mục đích khác nhau. Nếu đã đến lúc phải đi đổ rác mà bạn vẫn còn cảm thấy bối rối thì xin đừng lo, chúng tôi ở đây để giúp bạn. Dưới đây là hướng dẫn đầy đủ giúp các du học sinh vượt qua những rắc rối về vấn đề rác thải.

Recycle Concept.

Thùng rác màu xanh lá (hữu cơ)

Bạn có biết chiếc thùng rác màu xanh lá cây luôn xuất hiện trên các con phố được dùng vào mục đích gì không? Đúng như tên gọi thì những chiếc thùng rác này dùng để chứa rác thải hữu cơ như cành cây, nhánh cây nhỏ (dày khoảng 10 cm), cỏ dại, lá cây, cành hoa, chất thải động vật (không bao gồm túi nilon), giấy vụn, giấy ăn và tóc. Những chiếc thùng rác màu xanh lá này không dành cho những chất thải như túi nhựa, túi rác, các dụng cụ làm vườn hay các chậu cây.

Thùng rác màu đỏ (rác thải)

Bạn không thể phân loại chất thải đến từ các hộ gia đình vào thùng rác màu xanh lá hay màu vàng được mà phải sử dụng chiếc thùng màu đỏ. Chiếc thùng này chứa những chất thải có hại cho môi trường như tã lót, quần áo hay vải thô, dây thừng, vòi nước, mảnh thuỷ tinh, mảnh sành, nhựa, bao bì bằng xốp, các loại thịt, hộp đựng đồ ăn và bọc chống sốc. Loại chất thải này mất rất lâu để phân huỷ và chúng cực kì có hại cho môi trường. Hãy quan tâm tới môi trường bằng cách chắc chắn rằng rác thải của bạn phải được đựng trong một chiếc túi có thể phân huỷ được nhé.

Thùng rác màu vàng (tái chế)

Những chiếc thùng này dành riêng cho việc tái chế. Các chất thải được sản xuất thông thường như giấy sạch, bìa cứng, chai lọ thuỷ tinh, bất kì loại can và nắp chai nào cùng như nhựa có thể phân huỷ thì đều sẽ được đưa vào chiếc thùng này. Sau khi rác thải được thu gom, chúng sẽ được chuyển tới một chiếc máy công nghệ cao giúp phân tích và chia rác thải thành các loại khác nhau. Qua một loạt các quá trình khử trùng, rác thải sẽ được cho lên xe tải vận chuyển đến các nhà máy để tái sản xuất thành những sản phẩm mới.

Khi bạn không thể bỏ rác thải nhựa mềm như là giấy gói đồ ăn hay túi nhựa vào thùng rác màu vàng thì sẽ luôn có cách để bạn có thể tái chế chúng. Hầu hết các siêu thị như Coles và Woolworths đều có một chiếc thùng rác ở phía ngoài để bạn có thể bỏ rác thải nhựa mềm vào đó để tái chế. Truy cập vào trang web của Redcycle để tìm vị trí của thùng rác tái chế rác thải nhựa mềm nhé. Thật dễ dàng phải không nào?

Thời gian thu gom rác

Trước khi các đơn vị uỷ quyền thu gom rác thì bạn sẽ phải tuân theo những quy tắc nhất định. Để rác trong khu nhà của mình cho đến đêm trước ngày thu gom. Mỗi loại rác sẽ có một ngày thu gom khác nhau nên hãy kiểm tra ngày thu gom rác trên website để biết được mình sẽ thu gom rác từ thùng có màu sắc nào nhé.

Đêm trước ngày thu gom rác thì hãy đặt thùng rác của bạn bên lề đuờng và hôm sau sẽ có người đến thu gom chúng. Nếu thùng của bạn không chứa được hết rác thải thì đừng cố nhét đầy nó và mở nắp thùng ra bởi vì họ sẽ không thu gom thùng có quá nhiều rác tràn ra đâu.

Hãy nhớ là rác thải phải được phân loại nhé!

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply