SSDH – Có thể nói du học là ước mơ của tất cả của tất cả những ai muốn khám phá và mở rộng hiểu biết. Đặt biệt là thanh niên, những con ngươi đang muốn đem vào cuộc sống tất cả hoài bão đầy cháy bỏng của mình. Vậy cần phải sắm sửa những hành trang gì để có thể dấn thân vào cuộc phiêu lưu này?
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, chỉ cần bước chân ra khỏi ngôi nhà nhỏ bé là chúng ta đã có cơ hội học được nhiều thứ rồi, nói chi một bước dài đến những đất nước tiến bộ để du học. Khát vọng hiểu biết luôn ấp ủ trong mỗi một con người và du học là cơ hội ngàn vàng để mở rộng tầm nhìn ra khắp thể giới. Đây không chỉ là cơ hội được nâng cao trình độ chuyên môn trong một lĩnh vực chuyên ngành mà còn để mỗi cá nhân đánh giá lại vị trí của bản thân, vị trí của đất nước mình trong cái toàn thể của thế giới.
Du học không nắm vững ngôn ngữ giống như người bị “đày” ở nơi phương xa
Trong một xã hội, giao tiếp xảy ra mọi lúc, mọi nơi, khi các cá thể cần chia sẻ thông tin với nhau. Trong một đất nước, thường nó được tiến hành bằng cùng ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ của chúng ta – ngôn ngữ mà chúng ta học một cách “dể dàng” từ lúc sinh ra, nên không ý thức được tầm quan trọng của nó. Chỉ khi đến một môi trường xa lạ khác thì tầm quan trọng của nó mới thể hiện đầy đủ hơn. Rõ ràng ta không thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để có thể làm việc hay học tập ở xứ người được. Ở Bỉ, nơi tôi đang làm viêc, một đất nước của nhiều ngôn ngữ, các du học sinh có thể sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (tiếng Hà Lan nếu ở vùng phía bắc). Nếu không sử dụng thành thạo một trong hai ngôn ngữ trên, rõ ràng khó mà học tập và làm việc tốt được.
Có vẻ thế giới ngày nay nói chung và cộng đồng khoa học nói riêng, tiếng Anh thường được sử dụng cho các hoạt động trao đổi học thuật. Cho nên đối với du học sinh, ngôn ngữ này là hành trang không thể thiếu. Nếu chưa nắm vững được nó cho hoạt đông giao tiếp tối thiểu thì, theo tôi, các bạn chưa nên nghĩ đến chuyện du học. Vì điều đó đồng nghĩa với lãng phí thời gian và lãng phí tiền bạc!
Tiếng Anh vẫn chưa đủ, nếu các bạn đến du học ở một đất nước mà người ta nói tiếng Pháp chẳng hạn (như tôi đây). Tiếng Anh chỉ có thể giúp các bạn học tập và làm việc ở môi trường Đại học mà thôi, nhưng nó không giúp bạn thực sự hòa nhập giữa các bạn bản xứ (ở môi trường Đại học) và có một cuộc sống hòa đồng giữa những người bản địa (vì bạn vẫn mãi là một “khách du lịch”). Tôi từng chứng kiến nhiều bạn (ở thành phố nơi tôi đang học tập), tiếng Anh cũng tạm ổn để có thể học tập được ở đây, nhưng gần như bị cô lập giữ các bạn bản xứ. Nguyên nhân là vì họ thường ưa nói tiếng Pháp với nhau hơn. Những giờ ăn buổi trưa, các bạn chúng ta thường ngồi lại với nhau để nới tiếng … Việt vì không thể nào hòa minh vào giữa các bạn bản xứ được. Cuộc sống ngoài học tập thì càng buồn hơn, vì các bạn đấy cũng chỉ có thể loanh quanh giữa các bạn với nhau mà thôi, chứ cũng không thể có một cuộc sống đích thực như chúng ta đang sống giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, … ở đất nước thân yêu được. Có thể nói du học sinh mà không xử dụng được ngôn ngữ nơi minh học tập là những người đang bị “đày” nơi phương xa vậy.
Thế giới ngày nay, tất yếu sẽ toàn cầu hóa về kinh tế, với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện thông tin và giao thông vận tải, các quốc gia gần như xích lại gần nhau hơn. Xu hướng cho một trí thức hiện đại là phải biết sử dụng nhiều ngôn ngữ. Việc chúng ta có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ sẽ giúp thuận lợi trong các hoạt động giao tiếp, tạo điều kiện để mở rộng tri thức. Tri thức càng dày thì nhân cách càng cao vậy. Chưa kể lợi ích trước mắt là nó đem lại cho chúng ta nhiều ưu thế trong một thị trường việc làm đầy cạnh tranh và khốc liệt.
Khát vọng hiểu biết luôn ấp ủ trong mỗi một con người và du học là cơ hội ngàn vàng để mở rộng tầm nhìn ra khắp thể giới.
“Ngón tay chỉ mặt trăng”
Có vẻ rằng, các sinh viên của chúng ta đã được trưởng thành trong một môi trường giáo dục mà mọi kiến thức được đóng khung trong khuôn khổ của giáo trình và và sự truyền đạt thụ động giữa thầy và trò. Thói quen tự học trở thành một cái gì đấy rất xa lạ đối với sinh viên. Ai cũng thừa hiểu rằng, người thầy chỉ có thể cung cấp kiến thức và nhiêm vụ còn lại của người nhận là phải tiêu hóa được nó. Như một hình ảnh “ngón tay chỉ mặt trăng”, ngươi thầy chỉ cho ta thấy con đường để nhận ra chân lí, nhưng phải nỗ lực cá nhân (tự học), chúng ta mới có cơ hội tiếp cận được với chân lí.
Nhận xét này thể hiện rất rõ nét khi chúng ta du học ở các nước phát triển. Các sinh viên ở đây có khả năng độc lập rất cao trong quá trinh tiếp thu kiến thức của mình. Chỉ những sinh viên có đủ năng lực, nghĩa là thưc sự làm chủ kiến thức được truyền đạt, mới có thể ra trường. Trong nghiên cứu, nhận xét trên càng được thể hiện rõ ở khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm của các nghiên cứu sinh ở đây.
Hiểu được những điều đề cập ở trên, du học sinh, nhất là các nghiên cứu sinh đã có thể hình dung được mối “quan hệ” thầy trò ở nước ngoài, chúng ta nhận được gì từ Giáo sư và Giáo sư chờ đợi gì ở chúng ta. Các Giáo sư ở đây sẽ đánh giá rất cao tính “chuyên nghiệp” trong nghiên cứu, nếu sinh viên hiểu rõ công việc được giao, biết tổ chức tốt để công việc tiển triển thuận lợi, biết phối hợp tốt với các đồng nghiệp khác và biết hoàn thành đúng “hợp đồng” vào đúng thời hạn.
Du học giúp bạn hiện thực hóa những giấc mơ
Các bạn trẻ, ai chẳng thích du lịch. Và nếu ai đấy hỏi lí do, thì đa số sẽ trả lời rằng: “Để hiểu biết thêm nền văn hóa khác” ….Ở các nước phát triển hơn, thì chúng ta lại có dịp quan sát thêm tại sao họ lại giàu có và phát triển như vậy.
Chúng ta đến đây chỉ để học chuyên môn thôi? Rõ ràng là không!
Du học cũng là một cơ hội để chúng ta thực hiện những ước mơ trên. Thời gian dài của du học, thậm chí, càng tạo điều kiện để khám phá và tìm hiểu mọi thứ một cách chín chắn mà khách du lịch bình thường không thể làm được. Các bạn có thể hình dung được không, từ đất nước Bỉ xinh xắn, các bạn có thể, hằng cuối tuần, đi thăm đất nước của rượu vang và fromage (Pháp), xứ sở của hoa tulipe và cối xay gió (Hà Lan), đất nước của một thời đế chế La mã với các đấu trường còn in dấu riêu phong (Ý), đất nước của một nên kinh tế mạnh nhất Châu Âu với các ngành công nghiệp điện tử, xe hơi, … (Đức), bạn có thể đến tận cả Tây Ban Nha (xử sở của các chú bò tót) và các nước Bắc Âu (các nền công nghiệp đánh bắt hải sản). Một chân trời mới mở ra trước mắt, thỏa mãn cho khát vọng tim hiểu và khám phá ở những miền đất lạ của chúng ta.
Quá trình giao lưu và trao đổi giưa các luồn văn minh khác nhau sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn rất nhiều trong quá trình hoàn thiện nhân cách. Sự đa văn hóa ở đây sẽ làm cho tri thức ta rộng mở, tâm hồn rộng mở, để có thể lắng nghe được tiếng nói từ nền tri thức khác, cũng như từ những con người của những nền văn hóa khác đang hướng đến ta. Đạt đươc khả năng này, có thể nói, chúng ta đã thành công trong chuyến du học của mình vậy.
Đấy là những trải nghiệm mà tôi đã sống ở một đất nước mà diện tích của nó chỉ bắng một phần nhỏ của đất nước hình chữ S của chúng ta mà thôi – Vương quốc Bỉ.
Đông Đức (SSDH) – Theo Kênh tuyển sinh