Tình trạng thất nghiệp của du học sinh Trung Quốc khi về nước

0

Sẵn sàng du học – Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, nền giáo dục ở Mĩ có lẽ không phải là tấm vé vàng giúp cho các du học sinh Trung Quốc tìm được một công việc tốt khi trở về nước sau khi tốt nghiệp.

Ảnh: Nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ phản hồi phỏng vấn việc làm của các ứng viên Trung Quốc được đào tạo ở Mĩ.

Ảnh: Nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ phản hồi phỏng vấn việc làm của các ứng viên Trung Quốc được đào tạo ở Mĩ.

Sau một thí nghiệm lớn và 260 cuộc điều tra nhân viên, nghiên cứu cho thấy các du học sinh Trung Quốc từng học tập tại Mĩ ít có khả năng được liên lạc lại hơn bởi các nhà tuyển dụng tiềm năng so với các đồng nghiệp tiếp nhận giáo dục ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này dường như không phải là do những nhận thức tiêu cực về du học sinh của các nhà tuyển dụng Trung Quốc mà sự thật có lẽ hoàn toàn ngược lại.

Báo cáo cho rằng tình trạng này là do sự thiếu kiến ​​thức về hệ thống giáo dục Mĩ cùng với nhận thức rằng các ứng viên đã từng du học ở Mĩ có thể khó tuyển dụng và gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Bằng cách gửi đi hơn 27.000 đơn xin việc giả và chọn ngẫu nhiên các quốc gia để nghiên cứu, một nghiên cứu sinh tại Đại học Princeton – Mingyu Chen đã tìm ra cách các nhà tuyển dụng Trung Quốc đánh giá nền giáo dục đại học.

Kết quả cho thấy các ứng viên đã từng là du học sinh Mĩ có khả năng được gọi phỏng vấn ít hơn 18% so với các đồng nghiệp chỉ học tập tại Trung Quốc, với các ứng viên đến từ các cơ sở giáo dục danh giá nhất ở Mĩ so với các trường đại học ít danh tiếng nhất Trung Quốc.

Cách biệt này nhỏ hơn ở các công ty nước ngoài và ở các vị trí được trả lương cao hơn, điều này cho thấy rằng các nhà tuyển dụng biết nhiều hơn về nền giáo dục Mĩ và có những vị trí hấp dẫn hơn thì sẽ coi trọng các ứng viên đã từng là du học sinh Mĩ.

Chen chia sẻ với SSDH Team rằng thông tin việc làm của các du học sinh sau khi tốt nghiệp trở về quê hương cần phải được điều tra kỹ lưỡng hơn – và thông tin đó nên có được phổ biến với các học sinh và gia đình họ.

“Nghiên cứu thực nghiệm nghiêm ngặt về câu hỏi này rất quan trọng đối với các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, và gia đình và các du học sinh. Tôi hy vọng thông tin về kết quả việc làm của các du học sinh nên được phổ biến rộng rãi. Nền giáo dục đại học có thể chịu trách nhiệm về thông tin này,” Chen giải thích.

Trong bài viết của mình, anh cũng cảnh báo rằng để duy trì hoặc tăng cường hệ thống tuyển sinh trọng yếu của Trung Quốc, các trường đại học Mĩ cần đảm bảo du học sinh của họ có thể thuận lợi chuyển về thị trường lao động Trung Quốc.

Có hai cách mà các cơ sở giáo dục có thể giúp các học sinh Trung Quốc của họ. Đầu tiên là việc đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng Trung Quốc biết về trường đại học.

“So sánh với các ứng cử viên từ các tổ chức Trung Quốc mà họ quen thuộc, các nhà quản lý tuyển dụng có thể không mạo hiểm với việc tuyển dụng một du học sinh Mĩ mới tốt nghiệp.”

“Làm việc với các công ty [tuyển dụng] để quảng cáo trường học của họ, tổ chức các hội chợ việc làm ở nước ngoài hoặc hội chợ đại học cho các nhà tuyển dụng, và xây dựng mạng lưới nước ngoài có thể giúp giảm bớt những xung đột thông tin.”

Cách thứ hai là giúp sinh viên Trung Quốc nắm được thông tin về tìm kiếm việc làm ở Trung Quốc, một thị trường rất khác so với Mĩ.

“Nhiều quản lý tuyển dụng tham gia khảo sát lo ngại rằng các ứng cử viên đã từng du học Mĩ sẽ không phù hợp với văn hóa làm việc của công ty. Các trường học ở Mĩ có thể muốn kết nối du học sinh của họ với các nguồn lực phù hợp và tìm các chuyên gia đào tạo chuyên môn,” anh Chen cho biết.

Nhận xét về những phát hiện này, Shane Dillon – người sáng lập mạng lưới cựu sinh viên châu Á Cturtle, chia sẻ với SSDH Team rằng mặc dù du học sinh tốt nghiệp có lợi thế trên thị trường lao động địa phương về mức thu nhập, nhưng đôi khi họ có những tham vọng không thực tế.

“Nói chung, các nhà tuyển dụng tin rằng các du học sinh về nước cần phải xem lại những kì vọng về công việc nếu không có kinh nghiệm làm việc. Hầu hết các công ty địa phương chúng tôi khảo sát đều cho biết rằng các du học sinh đều có kì vọng quá cao và do đó không hứng thú với việc tham gia phỏng vấn. Nghiên cứu của chúng tôi về điều này cho thấy những kì vọng này được tạo ra là do quảng cáo từ các đơn vị và cơ sở giáo dục,” ông Shane cho biết.

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply