Úc chú trọng đảm bảo an toàn cho du học sinh nước ngoài

0

Sẵn sàng du học – Bộ trưởng Giáo dục Úc Dan Teh đã ban hành văn bản yêu cầu văn phòng Bộ hợp tác với các trường đại học lên chiến lược cụ thể để đảm bảo an ninh tốt hơn cho các du học sinh Úc.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 4/6, Bộ trưởng Giáo dục Úc Dan Tehan đã ban hành văn bản yêu cầu văn phòng Bộ hợp tác với các trường đại học lên chiến lược cụ thể để đảm bảo an ninh tốt hơn cho các du học sinh quốc tế đang theo học tại Úc.

Yêu cầu này được đưa ra sau khi báo Herald Sun của Úc đưa tin về vụ một nhóm sinh viên quốc tế tại Đại học Monash thuộc thành phố Melbourne, bang Victoria trở thành nạn nhân của một số vụ trộm cướp ngay trong khu vực gần trường học 3 tuần trước đó.

Ông Tehan đã lên án những vụ trộm cướp trên, đồng thời tuyên bố phòng chống bạo lực đối với các sinh viên quốc tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ và các lực lượng thực thi pháp luật.

du-hoc-uc-gia-re-nhat-1-451x300

Theo Bộ trưởng Giáo dục Úc, 95% số sinh viên quốc tế đánh giá an toàn và an ninh cá nhân là một trong những lý do để lựa chọn Úc làm nơi học tập.

Bộ này đã tham khảo ý kiến của các nhà giáo dục để soạn thảo chiến lược mới nhằm phòng tránh những vấn đề về sức khỏe tinh thần của các sinh viên quốc tế.

Cũng theo ông Tehan, luật liên quan đến sinh viên quốc tế tại Úc yêu cầu các nhà giáo dục phải cung cấp đầy đủ quyền tiếp cận và các dịch vụ hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất của các sinh viên nước ngoài.

Bạn có đang bị bóc lột, ngược đãi khi du học Úc?

Trường đại học New South Wales Sydney và Đại học Công nghệ Sydney vừa mở một cuộc khảo sát toàn quốc về tình trạng du học sinh bị bóc lột và ngược đãi ở Úc.

Trường đại học New South Wales Sydney (UNSW) và Đại học Công nghệ Sydney (UTS) đang bắt đầu một cuộc khảo sát toàn quốc dành cho sinh viên quốc tế.

Mới ra mắt hôm qua, cuộc khảo sát lấy ý kiến của du học sinh về những hỗ trợ họ cần để tránh bị bóc lột bởi chủ thuê và bị lừa gạt bởi những chủ nhà vô lương tâm.

Cuộc khảo sát được mở ra theo sau bản phúc trình về Lực lượng Lao động Di dân, được công bố hồi 7/3/2019. Đứng đầu nhóm này là Allan Fels, kêu gọi các trường đại học cần đóng vai trò nhiều hơn trong việc hỗ trợ sinh viên quốc tế các thông tin và giúp họ giải quyết khi bị bắt nạt.

Năm 2017, Tiến sĩ Laurie Berg từ khoa Luật của trường UTS và Bassina Farbenblum từ khoa Luật của trường UNSW, đã đưa ra bản phúc trình mang tên Ăn chận Tiền lương tại Úc.

svdquytb-443x300

Phúc trình này tìm thấy có một phần tư sinh viên quốc tế kiếm được $12/giờ hoặc ít hơn, và 43% sinh viên kiếm được $15/giờ hoặc ít hơn. Những mức lương này đều thấp hơn quy định mức lương tối thiểu.

Những điểm nổi bật của phúc trình Ăn chận Tiền lương tại Úc:

-Trong số các sinh viên quốc tế và du khách ba lô thừa nhận họ bị trả lương thấp ở Úc, đa số đều chọn im lặng. Cứ 10 người thì chỉ có 1 người tố cáo để lấy lại tiền lương bị chủ thuê ăn chận.

-Đa số cho rằng người lao động nhập cư không trình báo việc bị bóc lột bởi vì họ không hiểu rõ luật của Úc. Trong đó, người Á Châu là nhóm muốn giành lại công bằng tiền lương nhất.

-Chuyện trả lương thấp diễn ra trong nhiều ngành công nghiệp, nhưng phổ biến nhất là ngành phục vụ ăn uống và hái trái cây.

-Trả lương thấp nghiêm trọng xảy đến với nhiều du học sinh và khách ba lô đến từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Mỹ, Anh, Ấn, Brazilians và Trung Quốc. Trong 5 người thì có ít nhất một người chỉ kiếm được một nửa so với mức lương tối thiểu.

wage_theft_cover_1

Phát biểu về chương trình khảo sát tình trạng du học sinh bị bóc lột, ông Farbenblum nói: ‘Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng nhiều sinh viên quốc tế bị trả lương trái luật tại nơi làm việc và bị lừa gạt các chủ nhà vô lương tâm’.

‘Các trường học và cơ sở giáo dục quan ngại sâu sắc về những vấn đề này. Tuy nhiên, họ không có đủ dữ liệu để có thể hỗ trợ tốt nhất cho du học sinh khỏi những tình huống này và nhận trợ giúp’.

Nghiên cứu độc lập của Phòng Tư vấn Pháp lý về Nhân quyền của UNSW đã phát hiện ra rằng sinh viên quốc tế cũng thường bị lợi dụng trong việc thuê nhà ở Sydney.

‘Để có hiệu quả, chúng ta không chỉ hỏi sinh viên những thông tin họ chưa nắm rõ, mà còn phải cho họ quyền đưa ra những lựa chọn khác nhau hoặc lên tiếng khi bị ngược đãi’, Tiến sĩ Berg nói.

Chương trình khảo sát này được tài trợ bởi tổ chức StudyNSW, các đối tác của dự án Information For Impact bao gồm English Australia, ISANA NSW, Redfern Legal Center, Hội đồng sinh viên quốc tế Úc, Hiệp hội Đại lý giáo dục sinh viên quốc tế và Ủy ban Công bằng Nơi làm việc.

Bà Laurie Pearcey, Phó hiệu trưởng trường UNSW cho biết, ‘Vấn đề này có quy mô lớn hơn khuôn khổ của bất kỳ cơ sở giáo dục nào và đây là lý do tại sao UNSW và UTS đang dẫn đầu trong việc đưa ra phản hồi trên diện rộng toàn ngành giáo dục thông qua sự tham gia của các cơ quan chính phủ và những nhà chức trách cao cấp.’

Cuộc khảo sát có sẵn bằng tiếng Anh, tiếng Quan Thoại, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.

Kết quả của cuộc khảo sát sẽ được công bố vào cuối năm 2019.

Thái Hải (SSDH) – Theo Bnews

 

Share.

Leave A Reply