Vì sao không có trường đại học nào an toàn đối với sinh viên xét tuyển ngành Y?

0

Sẵn sàng du học – Nằm trong top những trường đại học lấy điểm cao nhất, đại học Y trong mắt mỗi sinh viên khác nhau lại mang một vẻ khác nhau. Có người cho rằng họ có cố gắng thế nào cũng không thể bước chân được vào trường, tuy nhiên, số khác lại tự tin rằng đại học Y là ước mơ trong tầm với của họ. Nhưng liệu họ có biết, cho dù là những ứng cử viên có khả năng cạnh tranh cao nhất cũng không thể được đảm bảo 100% rằng họ sẽ trúng tuyển.

bac-sy

Nhiều sinh viên đại học đã quen với khái niệm ổn định đầu vào tại các trường học nơi mà khả năng cạnh tranh trong học tập, ví dụ như điểm GPA, SAT và ACT của họ vượt xa mức điểm chuẩn trung bình. Nhiều ứng cử viên khăng khăng với lối suy nghĩ này và ứng tuyển vào các trường đại học mà họ cảm thấy tự tin sẽ được nhận.

Mặc dù đây là phương pháp xét tuyển phổ biến tại các trường đại học, cộng với tính cạnh tranh cao vốn có của việc xét tuyển trường y, liệu việc chắc chắn đỗ đại học có thực sự tồn tại?

Với tỉ lệ đỗ trung bình rơi vào khoảng 41% và một số trường y chỉ chấp nhận 1-2% lượng sinh viên ứng tuyển, việc “đảm bảo” đỗ đại học có vẻ không thực tế. Thật vậy, nhiều chuyên gia tuyển sinh nghĩ rằng không có trường học nào là đảm bảo cả, dù là đối với những ứng cử viên sáng giá nhất.

[Hãy tham khảo: Danh sách 10 trường Y với tỉ lệ nhận học viên thấp nhất]

Theo con số thống kê từ Hiệp hội các Trường Y nước Mỹ, các ứng viên với số điểm GPAs và MCAT cao nhất chỉ đảm bảo được 89% được nhận vào một trường y đối chứng tại Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là khả năng đỗ vào trường chưa được đảm bảo, và còn nhiều yếu tố khác cần được cân nhắc ngoài điểm thi và GPAs. Vì vậy, rất nhiều tranh luận còn đang vây quanh vấn đề coi trường y là “an toàn”.

Thay vì thế, các ứng cử viên nên cân nhắc việc phân loại trường dựa theo khả năng cạnh tranh của bản thân. Phương pháp thường được áp dụng chính là coi trường Y nằm xa thật xa tầm với.

Việc phân loại này dựa trên nhiều yếu tố từ phía ứng cử viên và bản thân trường đại học, phản ánh nhiều về công tác tuyển dụng của trường y. Nó cho phép các ứng viên đặt khả năng cạnh tranh của mình vào tương quan giữa các trường phù hợp.

[Hãy đọc: 10 việc làm gây tổn hại đến cơ hội trúng tuyển trường y]

Ví dụ, ứng viên có thể xem xét giấc mơ đỗ trường đại học y lấy điểm trung bình MCAT và GPA cao hơn số điểm của bản thân họ. Ngoài ra, sinh viên đó cũng có thể xem xét trường khác nếu điểm số của họ đạt trên mức điểm chuẩn do trường đó đưa ra.

Số lượng trường đại học y mà sinh viên nên ứng tuyển, bao gồm cả những trong tầm với, phụ thuộc vào khả năng của ứng cử viên. Nếu điểm số của họ không đủ cao, có thể họ sẽ muốn ứng tuyển vào những trường trong tầm với hơn là cố đeo bám mong mỏi trường mình thích.

[Hãy đọc: Bạn sở hữu những cơ hội nào để trúng tuyển đại học y?]

Những chỉ định này áp dụng được với từng ứng viên cụ thể cũng như bằng cấp tương ứng của họ, tuy nhiên điều cốt yếu ở đây là phương pháp này đã kết hợp cả sự không chắc chắn và cạnh tranh cao vốn có của việc xét tuyển trường y.

Hãy nhớ rằng cho dù sở hữu số điểm cao nhất, hầu hết các ứng cử viên với kiến thức sâu rộng không được bảo đảm 100% trúng tuyển khi lựa chọn đại học y – và vì sao cụm từ “trường học an toàn” không thực sự đúng trong lĩnh vực tuyển sinh này.

Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply