Nếu biết chia sẻ tại chốn công sở, bạn sẽ nhận được nhiều thứ đáng quý hơn

0

Sẵn sàng du học – Nghiên cứu chỉ ra rằng bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn trong sự nghiệp nhờ vào thể hiện cá tính.

ssdh-sinh-vien

Một người bạn chúng ta quen kể về chuyến đi team building của họ, tưởng chừng câu chuyện chẳng thể chứng tỏ được điều gì thì thực tế là khác.

Giám đốc điều hành người đứng ra sắp xếp chuyến đi này là một người yêu thích đạp xe leo núi. Do đó, anh ấy đã lựa chọn một địa điểm để có thể chia sẻ niềm đam mê này của mình cùng các đồng nghiệp. Vào ngày hôm đó, anh ấy đã một mình hoàn thành chặng đường. Những người khác do thiếu kinh nghiệm đã phải tốn thêm ba giờ đồng hồ. Anh ấy ngồi tại một quán bar cùng với một đội nhỏ khác. Các nhân viên thì lê bước vào rất lâu sau đó, cơ thể mệt mỏi và rã rời, không có cảm giác gì đây là một đội.

Nhiều người trong số chúng ta nhớ đến các buổi team building như một hoạt động vô bổ, tốn thời gian. Vấn đề ở đây chính là làm cách nào vượt qua được cái xu hướng chỉ đi chơi với những người ta đã cảm thấy thoải mái sẵn, tương tự như hành động của giám đốc điều hành.

Phải hiểu được một đội là một mạng lưới xã hội được xây dựng nên từ những liên kết cá nhân. Đây bao gồm việc xây dựng những cuộc đối thoại một đối một, giúp họ thoát ra khỏi vùng an toàn của mình.

Tâm lý an toàn

Trong bất kỳ trường hợp nào, có thể ở tại một bữa tiệc hay tại nơi làm việc, hầu hết chúng ta có xu hướng tiến lại gần những người mà chúng ta biết. Làm như vậy, chúng ta chỉ đang thêm gắn kết ở những mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ. Sự quen thuộc tạo nên cảm giác an toàn về mặt tâm lý – cảm giác tin tươởng để bạn có thể tự do làm chính mình.

Nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý thích sự an toàn thật sự quan trọng trong môi trường làm việc. Điều quan trọng hơn chính là thành công của một nhóm thay vì chỉ tập trung hoàn thành những nhiệm vụ cá nhân. Các thành viên trong nhóm cần phải nói chuyện với nhau thường xuyên, và thoải mái nêu những khó khăn đang mắc phải. Việc cảm giác rằng mình có thể mắc lỗi sai và được thể hiện bản thân một cách tự do giúp cải thiện hiệu suất của nhóm cùng với khả năng đổi mới.

Xây dựng tâm lý an toàn cần phải có thời gian, tuy nhiên, những tương tác thông thường nơi công sở thường không giúp ích nhiều. Đó là lý do các cấp quản lý thường phải tổ chức những buổi team building.

Phân tích mạng lưới xã hội

Những bài tập gắn kết nào có tác dụng nhất?

Một buổi team building muốn tổ chức tốt cần có mục tiêu rõ ràng và hướng đến tăng cường gắn kết các mối quan hệ vì một lý do nào đó mà họ không thân thiết với nhau. Việc mối quan hệ không gắn kết có thể gây cản trợ trong giao tiếp, dẫn đến một số thông tin quan trọng có thể không đến được với người cần đuược biết.

Chúng tôi đã sử dụng một phương pháp phân tích mạng lưới xã hội để có thể định vị các mối quan hệ trong một dư án.

Phân tích mạng lưới xã hội trường được dùng trong kinh doanh, marketing và quản trị để nghiên cứu về cấu trúc mối quan hệ giữa một người với tổ chức của họ. Trọng tâm là mối quan hệ của người đó với toàn nhóm. Những mối quan hệ này có thể được biểu thị một cách có hệ thống, như hình dưới đây

Biểu đồ mạng lưới của một nhóm thể hiện được khoảng cách giao tiếp. Các chấm tròn đại diện cho các thành viên và những đường nối thể hiện mối quan hệ thoải mái nhất. Những ai có mối quan hệ càng thân thiết sẽ có khoảng cách giữa các chấm càng gần nhau.

Biểu đồ mạng lưới của một nhóm thể hiện được khoảng cách giao tiếp. Các chấm tròn đại diện cho các thành viên và những đường nối thể hiện mối quan hệ thoải mái nhất. Những ai có mối quan hệ càng thân thiết sẽ có khoảng cách giữa các chấm càng gần nhau.

Cả hai biểu đồ trên đều biểu thị cho cùng một nhóm trong khoảng thời gian 3 tháng. Ở biểu đồ (a), một nhóm lớn được phân thành hai nhóm nhỏ, với những mối quan hệ thân thiết với nhau. Trên thực tế, cả hai nhóm nhỏ đều chung một cấp quản lý và đều làm việc chung tại một chỗ nhưng lại gần như hoạt động như hai nhóm riêng biệt.

Quản lý công ty nghĩ rằng việc tổ chức team building có thể gắn kết hai nhóm nhỏ này với nhau và đã nhờ đến sự giúp đỡ của chúng tôi. Biểu đồ (b) lúc này đã thể hiện trong nhóm có nhiều mối quan hệ thân thiết hơn sau 3 tháng. Có nhiều sự kết nối ở trong nhóm hơn, cùng với một tác nhân đặc biệt trong viết kết nối cả nhóm.

Điều gì đã tạo nên sự thay đổi này? Đó chính là việc sử dụng "các bài tập mục tiêu tự bày tỏ" thay vì các bài tập team building truyền thống.

36 câu hỏi

Chúng tôi thực hiện phương pháp phân tích mạng lưới xã hội bằng cách nhận định các cặp đồng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhóm sau đó tiến thành cho cặp đôi thực hiện các bài tập bao gồm các cuộc hội thoại đã được lên sẵn trong vòng một giờ, thông qua một chuỗi 36 câu hỏi liên quan đến cá nhân.

Chuỗi câu hỏi bắt đầu với một chủ đề tương đối an toàn: "Nếu có thể lựa chọn bất kỳ một ai trên thế giới, bạn muốn ăn tối cùng ai?"

Đến cuối cùng sẽ là: "Lần đây nhất bạn khóc trước mặt người khác là khi nào? Hay chỉ khóc một mình?"

Bạn có thể đã nghe đến chuỗi câu hỏi này trước đây, được biết là "36 câu hỏi dẫn đến tiình yêu".

Chuỗi câu hỏi này được tung ra từ năm 1997, nằm trong nghiên cứu của nhà tâm lý học Arthur Aron cùng các đồng nghiệp về cảm giác gần gũi được gây dựng từ những câu hỏi mang tính tiết lộ tính cách cá nhân.

Chúng đã trở nên thịnh hành trên internet, theo một bài báo của tờ The Newyork Times, viết bởi Mandy Len Caltron, đã quảng bá chúng là một kỹ thuật "để yêu một người". Nhưng thực tế, chúng được ứng dụng không chỉ trong ngữ cảnh lãng mạn mà còn trong cả môi trường làm việc như tôi đã chứng minh.

Thay đổi mô hình giao tiếp

Ở câu hỏi cuối cùng, bạn sẽ chia sẻ một vấn đề cá nhân đang gặp phải và hỏi đối tác của bạn về lời khuyên để có thể xử lý nó.

Đây không phải là cách mà hầu hết mọi người thực hiện tại chốn công sở, nhưng kết quả của chúng tôi cho thấy phương pháp này hiệu quả. Chúng tôi đã đo lường hiệu quả của các mô hình truyền thông trong vòng ba tháng. Các cặp đôi tham gia cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với nhau và họ cũng trò chuyện thường xuyên hơn – thay đổi thường thấy nhất là "không nói chuyện tháng vừa rồi" thành "một tuần một lần".

Các cặp đôi đã thân thiết hơn bắt đầu chia sẻ thêm về công việc, như thông tin được thể hiện ở biểu đồ bên dưới. Thay đổi khoảng 0,5 điểm trên thang điểm 6, một sự thay đổi nhỏ so với mức tăng trưởng của những cặp đôi đã thân thiết trước đó, tuy nhiên một sự thay đổi nhỏ cũng có thể làm nên khác biệt to lớn.

a

 

Rủi ro và cơ hội

Đối với một số người, họ có ranh giới rõ ràng giữa cuộc sống công sở và cuộc sống đời thường. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những vấn đề cá nhân, cảm thấy cơ đơn khi ở chung với những đồng nghiệp họ không thân. Một điều rõ ràng đó là chia sẻ thông tin quá nhanh chóng có thể đem lại rủi ro.

Ở bất kỳ bài tập nào, bạn cũng cần tiến hành tốc độ và cả đồng nghiệp của bạn cũng cần sẵn sàng đáp lại. Mặc dù độ nhạy cảm của các câu hỏi được tăng nhằm giúp cho sự gắn kết giữa các đồng nghiệp, không phải ai cũng có thể đáp ứng được điều này – do đó, các cấp quản lý không nên ép buộc nhân viên nếu họ cảm thấy không thoải mái.

Nhưng nếu bạn có thể chấp nhận một chút bất tiện này, thì theo nghiên cứu của chúng tôi, việc chia sẻ cá nhân tại nơi làm việc vừa có ích cho cá nhân vừa có ích cho cả nhóm.

Người dịch: Hồng Ân (SSDH)

Share.

Leave A Reply