10 điều quan trọng với du học sinh ở Châu Âu

0

SSDH – Bạn có đang có kế hoạch du học tại Châu Âu? Vậy bạn đã chắc về những điều quan trọng cần biết như: Bạn đã chuẩn bị được gì cho chuyến đi, biết được những gì đang chờ đón mình phía trước, liệu bạn có thích sống và du học tại nước ngoài không. Hầu hết sinh viên quốc tế gặp không ít khó khăn khi sống và du học ở Châu Âu. Sau đây là chia sẻ kinh nghiệm của chàng sinh viên quốc tịch Ân Độ Kaustubh S Thakare – Đại học Belgrade (Serbia) dành cho các sinh viên có dự định học tập ở Châu Âu.

 

10 điều quan trọng với du học sinh ở Châu Âu

 

1. Trang bị đầy đủ thông tin (trước khi đi học)

 

Truy cập internet tìm kiếm các nguồn thông tin khi muốn du học tại Châu Âu.

 

Nếu biết ai đó từng du học tại nơi mà bạn đang muốn đến du học thì cách tốt nhất là nên tham khảo thông tin từ họ.

 

Bạn có thể liên hệ với nhân viên trường đại học tìm hiểu các thông tin liên quan đến nơi ăn chốn ở và mô hình đào tạo.

 

Luôn trang bị thông tin tốt nhất về thời tiết đất nước bạn sẽ tới để chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trong hành lý.

 

Bạn cần phải có thông tin về tỷ giá hối đoái, mang đủ số tiền tiêu cho tới khi mở được thẻ ATM và tài khoản ngân hàng tại quốc gia bạn sẽ du học. Có thể mang thẻ ghi nợ quốc tế để có thể sử dụng bất cứ nơi nào trên thế giới và các thẻ này dễ dàng đăng ký tại quốc gia của bạn.

 

2. Hành lý

 

Đảm bảo mang theo mọi giấy tờ liên quan và thị thực du học cho phép bạn học tập tại Châu Âu.

 

Mang đầy đủ đơn thuốc sử dụng trong quá trình lưu lại

 

Giắc cắm điện ở Châu Âu khác với ở đất nước bạn nên phải chuẩn bị giắc phù hợp mang theo.

 

Mang bộ xạc máy tính xách tay và điện thoại di động

 

Mùa đông Châu Âu hoàn toàn khác với mùa đông ở Ấn Độ cũng như nhiều nơi trên thế giới, vì vậy, cần mang theo rất nhiều áo ấm và áo chống thấm để dùng trong mùa đông. Nên mang theo áo len, quần jean, dép mùa đông, giày, áo khoác và quần áo mặc trong những dịp đặc biệt.

 

Mang theo cuốn sách du lịch của quốc gia mà bạn đang đến.

 

3. Chuẩn bị đến Châu Âu

 

Văn hóa Châu Âu đa dạng và khác biệt rất lớn so với văn hóa Ấn. Bạn có thể lo lắng vì mình hiểu sai ngôn ngữ và e ngại dân địa phương sẽ chỉ trích bạn nhưng bạn đừng lo, thực tế người dân nơi đây lại đánh giá rất cao sự cố gắng thích nghi văn hóa của họ. Lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ địa phương sẽ mạng lại cho bạn nhiều lợi ích trong quá trình đi mua sắm hay du lịch quanh khu bạn sinh sống bởi nhiều nước Châu Âu không phải người dân nào cũng nói tiếng Anh.

 

Cố gắng tích lũy kiến thức lịch sử và bối cảnh chính trị của đất nước bạn đi qua làm tiền đề làm quen với rất nhiều người mới nơi đây.

 

4. Nơi ở dành cho sinh viên

 

Hãy liên hệ với trường đại học hỏi họ về nơi ở, họ thường giúp đỡ bạn sắp xếp nơi ở.

 

Bạn cũng có thể đăng ký thông tin bản thân trên trang www.hostelworld.com để tìm kiếm được nơi ở tại nhiều nước Châu Âu với giả cả phù hợp.

 

Hãy đăng ký cho mình trên www.isic.org họ cấp giấy chứng minh thư sinh viên quốc tế (thẻ sinh viên). Giấy tờ này giúp bạn tìm được nơi ở giảm giá dành cho sinh viên quốc tế tại nhiều nơi.

 

5. Khi đến

 

Điều đầu tiên khi đến bạn phải đăng ký thông tin cá nhân với Bộ nội vụ trong vào 24 đến 48 giờ kể từ khi có mặt tại quốc gia bạn du học. Thủ tục này để hợp pháp lưu trú của bạn và  làm cơ sở đăng ký cư trú tạm thời. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rõ ràng các quốc gia khác nhau có những quy tắc khác nhau quy định về vấn đề này.

 

Điều quan trọng tiếp theo: Phải đăng ký thông tin tại Đại sứ quán Ấn Độ ở gần đó. Việc đăng ký này rất có giá trị vì bạn có thể nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ với đồng bào mình, giúp bạn vơi nỗi nhớ nhà. Đồng thời, họ cũng có thể giúp đỡ bạn giải quyết bất kỳ vấn đề gì bạn đang phải đối mặt ở đất nước bạn học tập. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội tham gia một loạt các chương trình liên quan đến văn hóa Ấn Độ mà họ tổ chức  nhằm cổ vũ tinh thần khi bạn xa nhà.

 

6. Tài khoản ngân hàng

 

Nên mở tài khoản ngân hàng ở nước bạn đang học.

 

Tài khoản này giúp bạn giữ tiền và thanh toán các hóa đơn. Khi mở tài khoản ngân hàng yêu cầu bạn xuất trình hộ chiếu, giấy tờ chứng minh cư trú và chứng minh rằng bạn là một sinh viên quốc tế.

 

7. Kiếm tiền trong khi học tập

 

Bạn có thể làm bán thời gian một số công việc “tay chân” để kiếm thêm thu nhập và tạo niềm vui cho bản thân.

 

8. Học bổng cho sinh viên quốc tế

 

Bạn có thể nói chuyện với các trường đại học về vấn đề tài chính vẫn áp dụng cho nghiên cứu học tập hoặc các gói tài chính khác bạn cũng có thể tìm được một số tổ chức từ thiện bên ngoài có thể hỗ trợ cho bạn dưới hình thức học bổng học tập tại Châu Âu.

 

9. Gọi điện thoại quốc tế

 

Sống xa nhà nên ai cũng có nhu cầu gọi điện cho người thân. Bạn phải thay sim mới. Sau đó, kích hoạt gói quốc tế rồi gọi về nhà với mức giá rất rẻ.

 

Bạn có thể gọi qua Skype hay Viber trên máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn có cho phép gọi video chat miễn phí với bạn bè. Hoặc bạn có thể sử dụng video chat trên mạng xã hội Facebook.

 

10. Đi lại

 

Thẻ sinh viên quốc tế sẽ có giá trị cho phép đi lại với giá rẻ và hưởng quyền lợi giảm giá ưu đãi khi mua sắm ở các trung tâm mua sắm khác nhau.

 

Phương tiện đi lại tốt nhất là phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện và xe lửa. Đi xe buýt và tàu giảm đáng kể chi phí cho bạn. Tuy nhiên bạn có thể thuê taxi cho yên tĩnh nhưng tương đối đắt.

 

Tôi vô cùng yêu thích vẻ đẹp tự nhiên và nền văn hóa của Châu Âu và hy vọng bạn sẽ thích ở nơi đây.

 

Việt Phương (SSDH) – Theo Masterpostal

Share.

Leave A Reply