Chia sẻ kinh nghiệm khi du học Pháp

0

SSDH – Pháp hiện đang thu hút khoảng 6.000 du học sinh Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà số du học sinh Việt tại Pháp tăng mạnh, từ khoảng 500 giai đoạn 1990-1995 lên đến hàng ngàn như hiện nay.

 du%20hoc%20sinh%20tai%20phap.jpg

Du học sinh tại Pháp

 

Kiếm nhà trọ càng sớm càng tốt

 

Lời khuyên từ rất nhiều cựu du học sinh đối với các bạn có ý định đi du học Pháp là nên xúc tiến việc tìm nhà trọ càng sớm càng tốt. “An cư” mới “lạc nghiệp”, ngay khi có giấy báo nhập học của trường, nên nhanh chóng liên hệ với bộ phận phụ trách đời sống sinh viên để làm thủ tục “xí” một chỗ trong kí túc xá, nếu may mắn.

 

Ngoài ra, theo nhiều du học sinh, thời điểm kiếm nhà trọ tại Pháp tốt nhất là vào dịp cuối năm học (khoảng tháng 5 thì dễ dàng tìm nhà trọ). Nguyên nhân, do các bạn du học sinh Việt học xong thì chuyển thành phố hoặc về nước.

 

Tuy nhiên, việc thuê nhà trọ, du học sinh cần kĩ lưỡng và có hợp đồng chi tiết để được tránh gặp rắc rối về sau.

 du%20hoc%20sinh%20tai%20phap2.jpg

Học bổng du học Pháp khá dồi dào

 

Đồng thời, yếu tố bảo hiểm cần được lưu tâm, ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc, nên mua thêm bảo hiểm bổ sung, chỉ cần chi thêm một khoản nhỏ nhưng được lợi rất nhiều trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

 

Một khảo sát đáng quan tâm của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) về chi tiêu trung bình một năm của sinh viên ở Pháp dao động từ 3.500 – 6.400 Euro bao gồm cho phí ăn, ở, sách vở và đi lại…trong đó chi phí nhà ở chiếm đáng kể, thường là gần một nửa tổng chi phí.

 

Với một số trường ở Pháp, kì thực tập bắt buộc có thể bắt đầu ngay từ năm một, thường kéo dài 1 đến 3 tháng, và kì thực tập năm cuối dài hơn, thường 4 – 9 tháng. Do đó các bạn cần chuẩn bị CV và thư xin việc từ rất sớm để nôp đến các cơ quan, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

 

Dễ kiếm việc làm thêm

 

Các học bổng để đến Pháp khá dồi dào như: học bổng chất lượng cao của Đại sứ quán Pháp, học bổng tài năng Eiffel trình độ thạc sĩ khá tiếng tăm, học bổng Tiến sĩ Erasmus-Dem, học bổng Bộ giáo dục Việt Nam…

 

Ngoài ra, dễ dàng tìm một công việc làm thêm ở Pháp, đặc biệt là Pari. Có nhiều công việc phù hợp với từng hoàn cảnh, thời khóa biểu khác nhau, chìa khóa là các bạn phải biết tìm kiếm.

 

Các công việc phổ biến tại Pháp bao gồm: trông trẻ, làm nhà hàng, thu ngân ở siêu thị, trông khách sạn, dọn nhà…

 

Ngoài ra, UEVF cũng triển khai nhiều hoạt động giúp du học sinh Việt. Cụ thể, giúp tìm kiếm nhà trọ, hỗ trợ lập tài khoản ngân hàng, tư vấn việc làm thêm, tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao, cộng đồng là cầu nối để sinh viên Việt nhanh chóng hòa nhập môi trường mới.

 

Tuy nhiên, theo anh Võ Xuân Hoài, Tổng thư kí UEVF, dù là công việc làm thêm nhưng CV và thư xin việc cần phải rõ ràng, mạch lạc.

 

“Họ đánh giá cao kinh nghiệm làm việc bởi điều đó chứng tỏ sự va chạm cần thiết của  bạn trong cuộc sống. Đặc biệt, ở Việt Nam đã từng làm một công việc nào đó thì đừng ngần ngại đưa vào hồ sơ xin việc ở Pháp”, anh Hoài chia sẻ.

 

Ngoài ra, ở Pháp, với thẻ sinh viên có thể làm việc mà không cần xin giấy phép lao động với điều kiện tổng số giờ lao động không quá 964 giờ/năm.

 

Đặc biệt, thu nhập từ làm thêm ngoài việc giúp trang trải chi phí sinh hoạt thì nó còn giúp tích lũy kinh nghiệm, điểm cộng… để tìm kiếm một công việc sau khi tốt nghiệp.

 

Đông Đức (SSDH) – Theo Một thế giới

Share.

Leave A Reply