Chia sẻ những kinh nghiệm giúp bạn học tốt ngành luật

0

SSDH – Có thể nói, chưa bao giờ nhóm ngành kinh tế lại cần có sự hiện diện của các nhà tư vấn luật, luật sư như lúc này, vì trước tình trạng kinh tế khó khăn, họ phải đưa ra nhiều quyết định mang tính pháp lý cao. Đây là một thế mạnh lớn cho sinh viên đang theo học trong lĩnh vực luật, đặc biệt là luật thương mại quốc tế.

 du%20hoc%20nganh%20luat.jpg

Ảnh minh họa

 

Mặt khác, một số lĩnh vực khác của ngành luật như luật bảo vệ bản quyền, luật môi trường… cũng đang rất cần sự có mặt của những chuyên gia am hiểu để can thiệp các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, học luật không hề đơn giản, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tự trang bị cho mình những thông tin hữu ích khi chuẩn bị hay đang du học ngành luật nhé!

 

Trường Luật không phải là một cuộc chạy đua Marathon

 

Thay vào đó, trường Luật giống với một cuộc đua “800m” hơn theo lời của Laurence Mills, sinh viên tốt nghiệp Lịch sử và Chính trị tại Oxford sắp theo học GDL (Graduate Diploma in Law) tại College of Law (chi nhánh Moorgate). Theo quan điểm của Mills, chìa khóa để gặt hái thành công các khóa học Luật một mặt là “không được dốc hết toàn bộ sức lực để học 7 ngày/tuần” mà mặt khác còn phải “sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để củng cố kiến thức”.

 

Dr Philip Roberts từ Kaplan Law School cũng có một chiến lược tương tự: “Đây là một ngành học cần được tập trung cao độ và những cách học mà sinh viên đã rất quen thuộc hồi còn học bậc Cử nhân – chẳng hạn chỉ “sờ” tới bài tập vào những phút cuối cùng, thức cả đêm để hoàn tất một bài luận – sẽ có thể gây ra nhiều rắc rối cho họ”. Roberts vì thế đã khuyên sinh viên, nếu muốn thành công “phải xem năm này như năm đầu tiên của những năm tháng làm việc chuyên nghiệp”.

 

Hãy có chiến lược

 

Jack Harris, một cựu sinh viên từ City Law School đưa lời khuyên: “Bạn phải nhìn nhận những thứ mình cần làm. Hãy tự hỏi tại sao bạn phải làm điều đó. Bạn sẽ nhận được gì từ nó…” trong khi học Luật.

 

Đừng bao giờ lùi bước

 

Hầu hết sinh viên đến trường Luật đều có mục tiêu là để nhận được một hợp đồng lao động. Tuy nhiên họ cũng sẽ không nhận được bất cứ công việc nào nếu không đi đến tận cùng của ngành học.

 

David Carter, nhà tuyển dụng ở hãng Luật Ashurst nói: “Tôi phải nói rằng bạn sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian cho những bước đi sau khi tốt nghiệp trường Luật bởi sau tất cả thì đó cũng chỉ là một khóa học nghề.” Ông cũng hi vọng rằng việc săn tìm một hợp đồng lao động không phải là mục đích duy nhất và cuối cùng, bởi “một sinh viên giỏi sẽ hoàn thành tốt nhất khóa học với rất nhiều nhiệt huyết, và chúng tôi đang chờ đợi điều ấy”.

 

Đừng quá thờ ơ với bạn bè ở trường học

 

Một nhân viên ở Constituency Management Group đã cho lời khuyên: “Hãy thành lập một “khối liên minh” ngay trong lớp học” bởi đó không chỉ là người để bạn “nhậu cùng” nhưng có thể sẽ trở thành “giảng viên của bạn” trong việc học hơn cả những thầy cô chính thức của trường Đại học.  

 

Đúng vậy, những người bạn ở lớp có lẽ sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc trong học tập mà đôi khi bạn không thể mở miệng hỏi thầy cô trong lớp hoặc nhất là khi bạn không có điều kiện theo học một lớp nào đó.

 

“Chăm” blog

 

Sinh viên Luật rất quan tâm đến việc viết blog trên các kênh truyền thống như WordPress, Tumblr hay đơn giản là qua tài khoản Twitter và cộng đồng Facebook. Việc tham gia vào những phương tiện truyền thông này là một cách tốt để họ làm giàu thêm những trải nghiệm ở trường Luật cũng như mở rộng các mối quan hệ hữu ích bằng việc gắn kết với luật sư đang hành nghề, thậm chí nó còn giúp bạn dễ xin được việc làm hơn.

 

Quan trọng nhất là các blogger sẽ là luật sư trong tương lai phải nhớ rằng họ phải viết đúng, viết có lí lẽ. Việc trở thành thành viên của cộng đồng “I hate law school” trên Facebook là điều vô cùng không nên.

 

Hãy tiết chế tốt bản thân

 

Luật là một trong những ngành học nhiều áp lực nhất, vì thế nhều trường đã khuyên sinh viên dành thời gian cho những hoạt động giúp giải tỏa trí não, chẳng hạn như ngồi thiền. Trong bài viết, tác giả cũng đã sử dụng một thông điệp của giáo sư John Flood từ Westminster Law School: “Luật là một trong những ngành học căng thẳng nhất. Đôi khi nó rất mất định hướng và phi lí, thậm chí là còn có thể quá tách rời với công lý và xa rời thực tế…

 

Chính vì thế, Flood đã khuyến khích các sinh viên Luật ở Anh tham gia các hoạt động để giúp họ có một trí não cân bằng, rạch ròi, chẳng hạn như tham khảo “Zen and the Art of Archery” của Eugen Herrigel (Thiền và nghệ thuật  bắn cung) hay “Thiền và nghệ thuật bảo dưỡng xe máy của Robert Pirsig” (Robert Pirsig’s Zen and the Art of Motorcycle Maintenance) như một cách để soi vào việc học Luật.

 

Đông Đức (SSDH) – Theo Guardian

Share.

Leave A Reply