10 điều cần tránh khi nộp hồ sơ xin Học bổng du học Chính phủ Australia

0

SSDH – Cửa ải khó nhằn đầu tiên mà ít du học sinh ngờ đến chính là xin được con dấu chứng nhận “hồ sơ hợp lệ” khi đăng ký Chương trình Học bổng du học Chính phủ Australia (Australia Awards Scholarships). Dưới đây là một số điểm cần tránh để công sức chuẩn bị của bạn không bị đổ xuống sông xuống bể.

 

10 điều cần tránh khi nộp hồ sơ xin Học bổng du học Chính phủ Australia

Học bổng chính phủ là mục tiêu của nhiều du học sinh quốc tế. (Nguồn hình: unitededu.vn)

 

1. Nộp hồ sơ xin học bổng du học sau thời hạn công bố

 

Thời hạn nộp hồ sơ của các quốc gia trong hệ thống Australia Awards Scholarships có thể không giống nhau, do vậy các bạn cần xác định chính xác thời han của Chương trình Việt Nam. Ví dụ, trong năm 2013, thời hạn này ở Việt Nam là 31/3/2013 trong khi ở nhiều nước là 30/4/2013.

 

Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể truy cập vào trang web chính thức của Chương trình Học bổng Chính phủ Australia tại Việt Nam là http://asdiv.edu.vn/http://australiaawardsvietnam.org/

 

2. Điểm tổng kết trung bình thấp hơn yêu cầu của chương trình

 

Nhóm 1: Điểm tổng kết bậc Đại học để đủ tiêu chuẩn ứng tuyển chương trình Thạc sỹ phải là 6.5 trở lên (6.0 đối với ứng viên có hoàn cảnh khó khăn) đối với các ứng viên nhóm 1. Yêu cầu này cao hơn đối với nhóm 2 (cán bộ cơ quan trung ương) và nhóm 3 (giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, cán bộ làm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu) là 7.0. Đặc biệt ở nhóm 3, điểm tổng kết yêu cầu đối bậc học đăng ký Tiến sĩ là dựa trên bằng Thạc sỹ của bạn, chứ không phải bằng cử nhân.

 

3. Chưa đủ số năm kinh nghiệm

 

Số năm kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp Đại học và tính đến mốc thời gian kết thúc nộp hồ sơ xin học bổng du học phải tối thiểu là 2 năm (một năm đối với ứng viên có hoàn cảnh khó khăn, xem thông tin về điều kiện để được coi là ứng viên có hoàn cảnh khó khăn tại địa chỉ NÀY). Ví dụ, vòng tuyển sinh năm 2014 sẽ kéo dài từ 1/2/2014 đến 31/3/2014 và mốc tính số năm kinh nghiệm của các bạn sẽ từ 31/3/2014 trở lại.

 

4. Bậc học đăng ký không phù hợp

 

Ví dụ, bạn đăng ký học bổng Cử nhân, trong khi chương trình chỉ có học bổng Thạc sỹ và Tiến sỹ. Các bạn đăng ký thêm học bổng Thạc sỹ trong khi bạn đã có một bằng Thạc sỹ (học bổng này chỉ cho người chưa có bằng Thạc sỹ). Hoặc bạn đăng ký bậc học Tiến sỹ, trong khi bạn không thuộc nhóm 3 (bao gồm các giảng viên Đại học/Cao đẳng, những người làm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu).

 

5. Đăng ký học những chương trình mà Australia Awards không cấp học bổng

 

Hồ sơ các ngành mà những chương trình mà Australia Awards không cấp học bổng (khóa học MBA hay ngành Công nghệ thông tin, Y dược) sẽ không được thông qua.

 

6. Bạn đang sống và làm việc ở nước ngoài

 

Học bổng du học này chỉ dành cho công dân Việt Nam đang sống và làm việc tại Việt Nam. Ứng viên không thuộc diện xét học bổng nếu đã kết hôn hoặc đính hôn/sống như vợ chồng với một người có quốc tịch hoặc có thường trú dài hạn tại Australia hoặc New Zealand. Ngoài ra, ứng viên không được mang quốc tịch hoặc có quyền cư trú dài hạn ở bất kỳ quốc gia nào khác. Hiện không phải là nhân sự thuộc biên chế quân đội.

 

Hồ sơ xin học bổng cũng sẽ không được thông qua trừ khi đã rời khỏi Australia một thời gian bằng hai lần tổng thời gian học tập tại Australia (ví dụ, một người trước đây đạt học bổng Australia và học tại Australia trong hai năm sẽ chỉ có thể nộp đơn xin học bổng Australia khác sau khi đã ở Việt Nam 4 năm.

 

7. Không đủ điểm IELTS

 

Ứng viên cần phải đáp ứng đủ điểm IELTS theo quy định của từng chương trình học. Chẳng hạn, bạn chỉ có IELTS 6.5 trong khi các bạn thuộc nhóm 2 (cán bộ cơ quan trung ương) hoặc nhóm 3 (giảng viên Đại học/Cao đẳng, những người làm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu) như vậy hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ không hợp lệ.

 

8. Hồ sơ thiếu giấy tờ

 

Nhiều du học sinh quốc tế đã lỡ mất cơ hội nhận học bổng chính phủ vì lí do thiếu giấy tờ trong hồ sơ. Những tài liệu cần thiết bạn phải nộp cùng với đơn xin học bổng trực tuyến.

 

  • Một bản sao công chứng bằng cấp chính quy
  • Một bản dịch công chứng bằng cấp chính quy (nếu không phải bằng tiếng Anh)
  • Một bản sao công chứng bảng điểm chính quy
  • Một bản dịch công chứng bảng điểm chính quy (nếu không phải bằng tiếng Anh)
  • Một bản sao công chứng giấy tờ chứng minh quốc tịch (hộ chiếu HOẶC chứng minh thư nhân dân)
  • Một bản sao công chứng giấy khai sinh gốc
  • Một bản dịch công chứng giấy khai sinh gốc
  • Một bản sao công chứng hợp đồng làm việc để chứng minh kinh nghiệm làm việc
  • Một bản Lý lịch tự thuật dán ảnh 4×6 đóng dấu của cơ quan hiện tại hoặc trước đây
  • Một thư ủng hộ của cơ quan, đóng dấu của cơ quan hiện tại hoặc trước đây
  • Một (1) thư giới thiệu học thuật đối với tất cả các ứng viên Thạc sỹ hệ tập trung
  • Hai (2) thư giới thiệu học thuật đối với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu và Tiến sỹ
  • Một danh mục các bài báo phù hợp đối với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu và Tiến sỹ
  • Một bản tóm tắt đề cương nghiên cứu đối với ứng viên bậc Tiến sỹ và Thạc sỹ nghiên cứu
  • Bằng chứng việc ứng viên đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn đối với các ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu và Tiến sỹ
  • Giấy chứng nhận thành tích/giải thưởng ở cấp Quốc gia hoặc giấy khen toàn khóa bậc Đại học (nếu có)
  • Ứng viên là người khuyết tật được chứng nhận phải nộp bằng chứng về khuyết tật
  • Ứng viên là người có hoàn cảnh khó khăn phải nộp bằng chứng về tình trạng khó khăn nếu chưa được cung cấp trong các tài liệu bổ sung, ví dụ như bảng điểm trung học phổ thông.

 

9. Không có người giới thiệu

 

Đối với các ứng viên muốn xin học bổng Tiến sỹ, ứng viên cần phải nộp bằng chứng họ đã được một giáo sư ủng hộ về mặt nguyên tắc đối với đề tài nghiên cứu của họ (tức là bản sao các email và thư tín liên quan phải được nộp cùng hồ sơ xin học bổng). Ủng hộ về mặt nguyên tắc tức là ứng viên phải có bằng chứng đã liên hệ với một giáo sư và đã được giáo sư ghi nhận tính khả thi của đề cương nghiên cứu của họ. Ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu phải cung cấp bằng chứng đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn của một trường Đại học Australia tại thời điểm nộp hồ sơ.

 

10. Bằng không phải bằng chính quy

 

Việc xét học bổng du học Chính phủ Úc chỉ dựa trên bằng Đại học chính quy. Bằng Đại học tại chức và bằng liên thông đều không được coi là bằng chính quy.

 

Nguồn: Unitededu

Share.

Leave A Reply