Sẵn sàng du học – Bạn sẽ chuẩn bị tới Thụy Sĩ du học, dù đã được các anh chị tư vấn, nhà trường hỗ trợ đầy đủ các thông tin nhưng bạn cũng vẫn khá lo lắng. SSDH sẽ giúp bạn điểm danh những điều cần thiết và quan trọng nhất trước khi lên đường nha.
Giấy tờ cần mang theo
Nhất định bạn không được quên các giấy tờ quan trọng sau: chứng minh thư hay căn cước công dân, giấy mời nhập học, hộ chiếu, vé máy bay… Tất cả những giấy tờ, bạn phải mang theo người, không để trong hành lý ký gửi.
Quần áo, trang phục
Thụy Sĩ có khí hậu khá lạnh. Đến Thụy sĩ lần đầu bạn phải xác định, mùa đông đầu tiên sẽ khá khó khăn với bạn vì lạnh dưới 0 độ C lại còn có tuyết và đóng băng. Quần áo ưu tiên áo len giữ nhiệt, áo khoác dày, khăn, gang tay, giày nên là giày thể thao chống trượt và chống nước. Mùa khác vẫn phải có áo len mỏng và áo gió.
Các vật dụng khác
Thuốc: cảm cúm, giảm đau, hạ sốt, đau bụng, ho… số lượng cho vài tháng trong thời gian đầu. Đặc biệt bạn nào hay dị ứng không được quên thuốc dị ứng.
Tiền mặt: Chủ yếu tiền để trong thẻ nhưng thời gian đầu nên mang theo một số lượng tiền mặt nhất định để dễ dàng chi tiêu khi chưa quen.
Mở tài khoản ngân hàng
Tại Thụy Sĩ, mở tài khoản miễn phí và đơn giản. Bạn chuẩn bị giấy tờ cần thiết: copy hộ chiếu, B permit (giấy phép sinh viên). Các máy ATM phục vụ 24/24 có khắp nơi công cộng như trạm tàu lửa, trạm xe buýt, tại các siêu thị, dọc theo đường phố. Ngân hàng nên chọn như Swiss Union Bank, Bank CreditSuisse.
Số điện thoại khẩn cấp:
- Công an: 117 ; Cứu hoả: 118 ;
- Cấp cứu: 144 ; Cấp cứu máy bay: 1414;
- Cấp cứu ngộ độc thức ăn, hóa chất: 145.
Bảo hiểm y tế
Chi phí khi khám chữa bệnh tại Thụy Sĩ khá cao, bạn phải có bảo hiểm trước khi đi đến Thụy Sĩ. Bạn có thể liên lạc với Annalink và đối tác du học của Annalink để được hỗ trợ chọn gói bảo hiểm phù hợp.
Hệ thống điện nước
Hệ thống điện ở Thụy Sĩ là hệ thống điện 220V, ổ cấm tròn (2 hoặc 3 chân) nên dùng phích cắm tròn. Nhà ở luôn có hệ thống nước nóng lạnh và sưởi ấm mùa đông. Khi thuê nhà ở, bạn cần lưu ý nhà thuê đã bao gồm chi phí nước, máy sưởi ấm, điện hay không.
Giờ làm việc hành chính
- Các trường học, công ty, ngân hàng, nhà máy, hãng xưởng đều làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 theo giờ hành chính. Buổi sáng từ 08h đến 12h00; Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00.
- Siêu thị, cửa hàng: Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 5 từ 8h00 đến 18h30, thứ sáu từ 0800 đến 21h00, ngày thứ bảy từ 08h00 đến 16h00
- Ngày chủ nhật tất cả mọi siêu thị, dịch vụ đóng cửa theo quy định nhà nước.
Điện thoại, internet
Bạn có thể mang điện thoại từ Việt Nam sang, chỉ cần mua sim tại Thụy Sĩ để dùng. Mạng internet được phủ sóng ở hầu hết các nơi công cộng
Trường hợp mua điện thoại mới, bạn có thể mua trả góp. Giấy tờ cần thiết: copy hộ chiếu, giấy phép định cư, B pertmit. Thời hạn trả góp từ 12 tháng đến 36 tháng.
Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu cần phải đăng ký riêng mạng internet wireless lan di động, giá từ 30 CHF đến 70 CHF một tháng phụ thuộc vào tuổi. Thiết bị mạng wireless lan gọn nhỏ như cục pin gắn vào máy laptop có thể hòa mạng bất kỳ lúc nào và nơi nào.
Công ty viễn thông chính là Swisscom, Orange, Sunrise. Bạn nên chú ý các chương trình khuyến mãi, miễn phí gọi sau 19h00 hoặc nhắn tin miễn phí đặc biệt dành cho sinh viên, đặc biệt là các sinh viên quốc tế và thanh niên dưới 26 tuổi.
Cách gọi điện, Gởi thư, kiện hàng, bưu điện
Gọi từ Việt nam (hoặc nước ngoài) đến Thụy Sỹ: mã số nước 0041 + mã vùng + số điện thoại (7 số cuối). Ví dụ: 0041 81 403 44 77
Gọi từ Thụy Sỹ gọi về Việt Nam: mã số nước 0084 + mã vùng + số điện thoại. Ví dụ: 0084 8 854 6934
Bưu chính tại đây thông dụng khi vận chuyển, phát thư, báo, bưu kiện trong vòng 24 giờ.
- Gửi thư trong nước loại A: 1 CHF (trọng lượng 100g), thư đến trong ngày hôm sau.
- Loại B: 0.85 CHF (trọng lượng 100g), thư đến trong vòng từ 2 đến 3 ngày.
- Thư bảo đảm trong nước: 5 CHF thư (trọng lượng 100g).
- Thư bảo đảm gửi về Việt Nam: 9.50CHF (trọng lượng 100g);
- Thư tốc hành (expess post): 74 CHF (trọng lượng 100g);
- Thư gửi về Việt Nam A (Airmail): 1.80 CHF (trọng lượng 100g) thời gian thư đến Việt Nam từ 4 đến 8 ngày.
Sinh viên quốc tế đi làm thêm cần chú ý những gì
- Sinh viên đại học mới được phép làm ngoài giờ.
- Thời gian làm việc từ 15 – 20 giờ/tuần. Số giờ làm thêm có thể tăng nhiều hơn nhưng không quá 42 giờ/tuần.
- Không vắng mặt quá 20% tổng số giờ học trong chương trình học.
- Cấm tuyệt đối làm các công việc trốn thuế.
- Đến Thụy Sĩ được 6 tháng được cấp phép đi làm thêm và học tại đây ít nhất 6 tháng. Phải thông báo tình hình làm thêm cho các cơ quan kiểm soát.
- Làm thêm phải đóng thuế và đóng bảo hiểm y tế.
Công việc có thể làm thêm:
Chạy bàn tại nhà hàng, phụ bếp, trông trẻ, phụ việc tại nông trại
Một số link website tuyển dụng việc làm thêm mà du học sinh có thể tham khảo:
- http://www.academics4business.ch/
- http://www.students.ch
- http://www.sbf.admin.ch/eracareers/jobs.html
Một số văn phòng giới thiệu việc làm tại các trường đại học tại Thụy Sĩ.
Link tham khảo:
- https://www.indiaeducation.net/studyabroad/swiss/jobs-for-students.aspx
- EPFL, Swiss Federal Institute of Technology Lausanne
- ETHZ, Swiss Federal Institute of Technology Zurich
- Università della Svizzera italiana
- University of Basel
- University of Bern
- University of Fribourg
- University of Genève
- University of Lausanne
- University of Lucerne
- University of Neuchâtel
- University of St.Gallen
- University of Zürich
Ngoài ra, bạn nên tham khảo những điều thú vị của Thụy Sĩ để thích ứng với môi trường mới, có những trải nghiệp tuyệt vời tại Thụy Sĩ trong quá trình học tập
1. Luôn đúng giờ:
Là quốc gia duy nhất thế giới sẽ xin lỗi vì muộn 2 phút. Người Thụy Sĩ không thích sai giờ, ngay các chuyến tàu cũng có một quy tắc nghiêm ngặt đến trong vòng 3 phút kể từ thời gian dự kiến đến. Ở Thụy Sĩ bạn cần đúng giờ ở mọi cuộc hẹn.
2. Luôn lịch sự và gặp người lạ cũng cần chào hỏi.
Đừng ngần ngại say hello với người lạ, điều này là bình thường ở Thụy Sĩ vì người dân nơi đây có xu hướng lịch sự một cách tự nhiên.
3. Đồ ăn Thụy Sĩ và các bữa ăn trong ngày
Các bữa ăn được lên kế hoạch, mỗi bữa có tên riêng và có mốc thời gian cụ thể. Trong tuần thường ăn nhanh chóng và cuối tuần thì đầy đủ và chất lượng hơn.
Các bữa ăn Thụy Sĩ bắt đầu bằng “Z” cụ thể như sau:
Zmorge: Nghĩa là ‘vào buổi sáng’ (nghĩa là bữa sáng) từ 6:30 sáng đến 7:30 sáng. Cuối tuần là khoảng 9 giờ sáng.
Znüni: Nghĩa là “lúc chín giờ” và đây là một bữa ăn nhẹ vào khoảng 9 giờ sáng để tăng mức năng suất.
Zmittag: là một bữa ăn nóng, ăn vào buổi trưa, từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều.
Zvieri: nghĩa đen là “bốn giờ”, bữa ăn nhẹ vào 4 giờ chiều.
Znacht: Bữa tối và thường bao gồm các món ăn lạnh. Có thể dùng bữa trên ban công hoặc hiên nhà trong khoảng 6 giờ tối đến 7 giờ tối.
4. Thụy Sĩ là quốc gia đa ngôn ngữ
Có 4 ngôn ngữ chính (Đức, Pháp, Ý, Romansch). Bốn ngôn ngữ này trở thành chính thức và tồn tại như anh em trong nhà, đây là nỗ lực thành công của Thụy Sĩ trong việc thống nhất các quốc gia và mang lại cho họ tự do văn hóa.
Người Thụy Sĩ và chính phủ tự hào về sự thống nhất này. Điều đó thể hiện rõ nhất khi các trường học ở mỗi bang có quyền tự do lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy của riêng mình. Tiếng Anh cũng được giảng dạy trong đời sống và được đón nhận. Người Thụy Sĩ tiếp tục đi trước một bước so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Việt Phương (SSDH)