SSDH – Với 15 năm kinh nghiệm trong quá trình làm việc và nghiên cứu, chiến lược gia Alessio Bresciani chỉ ra 5 bí quyết giúp bạn học và ghi nhớ dễ dàng nhất.
Ảnh minh họa
Có bao giờ bạn mong ước sở hữu một chiếc bánh mì thần kỳ như của Doremon để có thể ghi nhớ mọi kiến thức và lấy ra khi cần? Gần như tất cả học sinh và những người nghiên cứu thường gặp vấn đề trong cách học và ghi nhớ thông tin.
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi có bí quyết nào giúp ghi nhớ nhanh kiến thức? Alessio Bresciani, một chiến lược gia có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật số và điện thoại di động, đã tiết lộ bí quyết của ông trên trang chia sẻ kiến thức Quora:
“Bạn đã đưa ra một câu hỏi rất tuyệt và điều đó thôi thúc tôi chia sẻ những điều đã đã học được qua sự tích lũy của bản thân trong quá trình kinh doanh và phát triển kỹ năng của bản thân.
Tôi đã từng thấy nhiều người đọc hiểu chậm nhưng có thể nắm nhiều chi tiết hơn những người có thể đọc hiểu ở tốc độ nhanh. Thực tế, những người đọc hiểu chậm sẽ hay mang tâm lý thận trọng hơn, điều mà những người học nhanh không có. Vì vậy, điều này đôi khi sẽ là một lợi thế cho bạn.
Dưới đây là 5 bài học mà tôi đã đúc kết được:
1. Lặp lại những gì đã học
Tôi tin chắc rằng sự lặp lại sẽ dẫn đến sự thành thạo hơn. Khi bạn học một kỹ năng mới thì thực hành nên là một kỹ năng được áp dụng thường xuyên.
Còn khi bạn học một mớ các lý thuyết mới thì hãy nhớ áp dụng nó ở bất cứ nơi nào mà bạn có thể áp dụng nó.
Giống như Bruce Lee, người sáng tạo ra Triệt quyền đạo đã từng nói: “tôi không sợ những người đàn ông đã luyện tập 10.000 cú đá khác nhau một lần, mà tôi lại sợ những người đã tập luyện đến 10.000 lần cho một cú đá”.
Như vậy, bất kỳ một kỹ năng nào muốn nhuần nhuyễn thì bạn hãy liên tục thực hành thật nhiều lần. Điều đó sẽ giúp bạn trở nên thuần thục hơn.
2. Sự tập trung
Trong xã hội ngày nay, bạn sẽ đối mặt với nhiều sự cám dỗ đến từ các phương tiện truyền thông xã hội, hay vướng vào xu hướng ôm đồm nhiều việc cùng lúc. Chính những điều đó, đôi lúc sẽ khiến chúng ta mất tập trung. Đây lại là một yêu cầu cần thiết để có thể thực sự am hiểu hay tiếp thu bất cứ chủ đề hay môn học nào.
Theo đó, để học một kỹ năng mới, tôi tìm kiếm một khung thời gian thích hợp để tập trung vào việc học kỹ năng, tránh xa những sự điều gây xao nhãng.
Ví dụ, khi tôi đọc sách, tôi sẽ nghe nhạc không lời vì nó không làm tôi phân tâm khỏi những nội dung mà tôi đang đọc.
Steve Jobs đã từng nói “Mọi người nghĩ rằng tập trung có nghĩa là nói có với những điều mà có thể giúp bạn tập trung. Tuy nhiên, đó là cách hiểu sao. Trái lại, bạn phải biết cách đang nói không với hàng trăm ý tưởng hay, và học cách lựa chọn thật cẩn thận”.
3. Từ tổng quan đến chi tiết
Để hiểu một chủ đề cụ thể nào đó, tôi thường tìm kiếm một cái nhìn toàn cảnh đầu tiên. Tôi muốn hiểu rõ bối cảnh của tất cả mọi thứ mà tôi muốn tìm hiểu.
Vì vậy, khi cầm một cuốn sách, tôi sẽ đọc phần phụ lục trước khi đi đọc vào các trang chi tiết. Bằng cách này, tôi có thể hiểu được bối cảnh chung là gì, để khi đi tìm hiểu sâu vào các chi tiết, tôi sẽ hiểu rõ hơn mối liên kết giữa các phần với nhau như thế nào. Các chi tiết rất cũng rất quan trọng nhưng nó nên được tìm hiểu đúng thời điểm.
Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu các chi tiết một cách quá sớm, bạn có thể sẽ bỏ qua hay hiểu sai cái nhìn toàn cảnh về sự việc.
Như vậy, để hiểu sâu hơn một vấn đề bạn nên đi từ tổng quan đến chi tiết.
4. Mối liên kết
Bằng cách học đi từ nghiên cứu tổng quan đến chi tiết, tôi hiểu được mối liên kết giữa các thông tin với nhau. Điều này thực sự rất quan trọng để nhớ lâu hơn một vấn đề nào đó. Đấy cũng là cách để một người có thể nhớ lại trình tự đầy đủ trong một chuỗi sự kiện.
Chính vì thế, việc xây dựng một mối liên kết xuyên suốt trong các chủ đề mà bạn đang nghiên cứu là một trong những cách giúp cho bạn để giúp bạn nhớ nhanh hơn và lâu hơn.
5. Tốc độ
Yếu tố tốc độ là một trong những yếu tố tuyệt vời giúp cho bạn học và ghi nhớ tốt hơn. Lấy ví dụ, nếu bạn đang lắng nghe lại một bài giảng, bạn có thể tăng gấp đôi tốc độ của nó để tiếp thu bài học nhanh hơn.
Chúng ta có thể điều chỉnh phương pháp học tốt hơn khi biết cách tự đặt mình vào những áp lực khác nhau.
Trong trường hợp của tôi, nếu tôi đang trình bày một bài thuyết trình, tôi sẽ cố gắng nói với tốc độ nhanh gấp hai lần so với lần thực hiện cuối cùng. Điều này giúp tôi đảm bảo rằng tôi có thể nhớ hết toàn bộ lượng thông tin.
Nếu tôi có thể gợi nhớ những thông tin đó nhanh gấp đôi, thì lúc đó tôi biết rằng bài thuyết trình có thể được trình bày ở tốc độ bình thường mà không có áp lực nào cả.
5 bí quyết trên đây không hẳn chỉ là những kỹ thuật về cách gợi nhớ lại lượng thông tin trước đó, mà ngoài ra nó còn thay đổi một cách chủ động cách chúng ta nghiên cứu hay xây dựng một phương pháp học tập linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất.”
Nguồn: DNSG