Du học sinh học xong về nước, tại sao không?

0

SSDH – Nhiều du học sinh sau khi đi du học tại nước ngoài đã chọn ở lại làm việc và định cư không trở về nước. Nhưng trong số đó, cũng không ít du học sinh chọn trở về Việt Nam. Quan điểm của bạn như thế nào về vấn đề này?

SSDH gửi tới các bạn những chia sẻ của chị Vũ Anh Phương, người đã dành được học bổng tiến sĩ toàn phần đi du học tại Mỹ. Hãy cùng nghiên cứu nhé. Trước tình hình thị trường việc làm mùa này ở nước ngoài đang khan hiếm, cũng như làn sóng các du học sinh về nước trong thời gian gần đây, Phương xin chia sẻ một số đánh giá của bản thân về cơ hội việc làm cho du học sinh tại Việt Nam, được đúc kết từ những buổi nói chuyện với các anh chị CEO và head-hunter mà Phương có cơ hội được gặp gỡ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn thực tế về câu chuyện việc làm khi về nước cũng như lựa chọn được những cơ hội phát triển tốt nhất cho bản thân mình.

Xem thêm: Du học sinh về nước, bạn sẽ đối diện với điều gì?

viethome-du-hoc-sinh-dung-ve-nuoc

1. Về đãi ngộ và lộ trình phát triển

Một tấm bằng cử nhân hoặc thạc sĩ tại nước ngoài, khả năng ngoại ngữ tốt cũng như kinh nghiệm thực tập ở môi trường quốc tế chính là những thế mạnh khiến du học sinh tự hào. Do đó, cũng không quá khó hiểu khi nhiều bạn khi về nước kỳ vọng vào một mức lương hấp dẫn và vị trí cấp quản lý khi tìm việc.

Tuy nhiên, Câu chuyện “Lương nghìn đô” cũng cần được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. Ở các quốc gia phát triển, mức lương nghìn đô với các bạn sinh viên mới ra trường là điều hoàn toàn khả thi, nhưng chi phí cuộc sống ở nước ngoài đều cực đắt đỏ; trong khi những chi phí cuộc sống ở VN là thấp hơn nhiều. Bằng cấp cũng không phải là yếu tố quyết định tuyển dụng, theo như chia sẻ của các anh chị HeadHunter mà Phương có dịp tiếp xúc cùng; đa số công ty đều quan tâm hơn đến kinh nghiệm làm việc, mức độ phù hợp với môi trường doanh nghiệp và khả năng đóng góp cho công ty.

Điều này không có nghĩa là cơ hội làm việc với mức lương cao và vị trí quản lý không tồn tại ở trong nước. Thị trường nào cũng sẽ có những ngoại lệ, và nếu bạn thực sự có năng lực và chăm chỉ thì vẫn có những công việc ngay tại Việt Nam cho bạn mức đãi ngộ xứng đáng. Ví dụ như các chương trình Management Trainee của các công ty đa quốc gia với mức lương khởi điểm thường là ở nghìn đô trở lên. Sau khi vượt qua các vòng tuyển chọn, bạn sẽ trở thành nhân viên full-time của công ty với nhiều phúc lợi khác và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Chẳng hạn như với chương trình Unilever Future Leaders Program (UFLP), các bạn sẽ có cơ hội trở thành Manager chỉ sau 3 năm – có thể nói là rất nhanh so với quy mô của công ty hàng đầu về ngành FMCG này.

2. Về môi trường làm việc

Xem thêm: Du học xong về Việt Nam làm gì?

Với môi trường quốc tế, năng động, và mạng lưới hoạt động phủ khắp toàn cầu, những tập đoàn đa quốc gia là một hệ sinh thái với sự hỗ trợ, mạng lưới các chuyên gia đầu ngành và là những vườm ươm nhân tài thực sự cho những bạn trẻ muốn một bước vọt trong sự nghiệp của mình. Phương đã có nhiều bạn học viên đỗ internship tại các doanh nghiệp đa quốc gia, lẫn NGO, và các bạn đều có đánh giá rất cao về môi trường mang tính toàn cầu, giúp các bạn tránh với việc “sốc văn hóa” khi về nước làm việc. Chưa kể đến cơ hội được luân chuyển làm việc sang một quốc gia khác trong số vô vàn office khắp thế giới của tập đoàn.

Ví dụ như với UFLP, ngoài việc được làm trong những dự án, quy trình toàn cầu ứng dụng số hóa và công nghệ hóa, trong 6 tháng cuối cùng của lộ trình 3 năm, các bạn sẽ có cơ hội được làm việc ở nước ngoài hoặc làm cho một dự án quốc tế tại Việt Nam.

3. Chuẩn bị gì cho hành trang xin việc của du học sinh:

Xem thêm: Kinh nghiệm xin việc làm ở nước ngoài cho du học sinh Việt

Với tư cách là một du học sinh, mình thấy một trong những điều quý giá nhất khi học ở nước ngoài là việc hiểu biết về môi trường quốc tế và áp dụng lối suy nghĩ độc lập vào các quyết định quan trọng về quản lý trong tương lai. Sự tự tin, dám nghĩ – dám làm cũng là điểm mạnh để bạn nắm lấy cơ hội cho những bước thang phát triển tiếp theo.

Điều bạn nên làm đó là chuẩn bị thật kĩ CV và liệt kê đầy đủ về những kinh nghiệm bạn đã tham gia ở nước ngoài và các khóa học, dự án liên quan đến chuyên ngành vì nhà tuyển dụng rất thích những người trẻ năng động, tự tin thể hiện mình, để biết được mức độ phù hợp với công ty cũng như công việc.

Ngoài ra, hãy tìm kiếm một công việc phù hợp với mình tại các doanh nghiệp sao cho bạn có thể phát huy hết khả năng của mình khi làm việc ở đó. Nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện tại đã mở ra khá nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ tại các tập đoàn đa quốc gia. Các bạn có thể google và tìm hiểu các các chương trình Management Trainee đang mở đơn cũng như kinh nghiệm thi để chuẩn bị kỹ càng cho các vòng ứng tuyển. Nhân tiện, Phương cũng nhận được chia sẻ rằng các vòng tuyển chọn của UFLP đa số được tổ chức online để bạn có thể ứng tuyển ở mọi nơi trên thế giới, rất thuận tiện cho các bạn du học sinh.

Phương tin rằng, chuẩn bị sẽ giúp bạn tự tin hơn và mong rằng bài viết của mình sẽ cung cấp những thông tin thiết thực để các bạn có thể sẵn sàng đón nhận các cơ hội làm việc rộng mở tại Việt Nam.

Chúc các bạn thành công.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply