SSDH – NAFSA, một tổ chức của Hoa Kỳ ủng hộ giáo dục quốc tế, đã khởi động hội nghị thường niên với bài thuyết trình của nhà báo người dân tộc thiểu số Nicholas Kristof, người nói rằng khiêm tốn là một trong những bài học quý giá nhất mà anh đã học được trong những chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Kristof, người nổi tiếng với việc đưa tin về các vấn đề phức tạp xung quanh đói nghèo toàn cầu, bất bình đẳng giới và nhân quyền cho tờ New York Times, cho biết: Sự khiêm tốn “tạo ra một lượng cảm thông nhất định”. Kristof khuyến khích khán giả của mình tiếp tục thúc đẩy sự tham gia quốc tế ngay cả khi quyết tâm tập thể của họ đã bị thử thách trong những năm gần đây bởi môi trường chính trị kém thân thiện, chưa kể vấn đề về đại dịch.
Hội nghị quốc tế, thường thu hút hàng nghìn người tham gia từ hàng chục quốc gia và được tổ chức dưới hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch. Nhiều phiên họp của hội nghị NAFSA trong tuần này đề cập đến tác động của COVID-19, đại dịch đã thách thức các phương pháp tiếp cận truyền thống đối với chiến lược quốc tế hóa và các nhà lãnh đạo giáo dục quốc tế đã xoay trục để tồn tại và phát triển trong những thời điểm chưa từng có này, NAFSA cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình.
Chương trình du học trực tuyến và trao đổi online nằm trong số các chủ đề được liệt kê trong hội nghị. Một hội đồng khác sẽ xem xét các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến COVID-19 đối với sức khỏe tinh thần của học sinh. Phần lớn sự chú ý của Hoa Kỳ đối với COVID tập trung vào sự sụt giảm mạnh số lượng sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học Hoa Kỳ, đại dịch này cũng khiến các chương trình du học của sinh viên Hoa Kỳ bị đình trệ.
Vào hôm thứ Hai, NAFSA đã đăng một blog mô tả chi tiết một tư vấn du lịch của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã “giáng một đòn mạnh” vào các nhà cung cấp giáo dục quốc tế, Erica Stewart, giám đốc vận động và tiếp cận truyền thông của NAFSA cho biết. Việc đăng các tin tức tư vấn du lịch và đưa 80% công dân toàn cầu vào danh mục “Không nên đi du lịch” vì coronavirus mang lại tác động tiêu cực khi xếp các quốc gia đang đạt được tiến bộ trong việc tiêm chủng cho cư dân vào cùng loại với các quốc gia thất bại và bị chiến tranh tàn phá: chẳng hạn như Triều Tiên và Đan Mạch.
Stewart cho biết tin tức cập nhật không dựa trên mối quan tâm mới về sức khỏe cộng đồng “mà là sự thay đổi trong cách diễn giải dữ liệu và hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ảnh hưởng đến các cảnh báo”. Đáng thất vọng không kém là các cấp tư vấn này dường như không đưa ra bất kỳ khoản hỗ trợ nào cho tỷ lệ tiêm chủng của một quốc gia hoặc bất kỳ sự thừa nhận nào về tình trạng tiêm chủng của từng khách du lịch.
Tất cả những bất lợi được chỉ ra và cần phải giải quyết đê lực lượng lao động hiện tại và tương lai trong lĩnh vực giáo dục đại học, và nền kinh tế Hoa Kỳ cần lực lượng sinh viên quốc tế để khôi phục lại sau đại dịch covid. Việc tước đi kinh nghiệm toàn cầu sẽ làm tổn hại đến thành tích và sự sẵn sàng của sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia thị trường việc làm trong vài năm tới.
Người dịch: Linh Trang (SSDH)