SSDH – Bên dưới là một số kinh nghiệm được đút kết từ những bạn đã apply hoc bổng du học Mỹ. Hi vong giúp được các bạn những mùa apply học bổng các trường Mỹ những năm sau được tốt hơn.
Một số lỗi cơ bản khi chuẩn bị hồ sơ:
1. Luôn đặt quá nặng vào Academic:
– Các bạn luôn nói GMAT 700, rổi TOEFL ibt 100 trở lên thì dễ được học bổng hơn –> Sai nghiêm trọng nhé. TOEFL là chắc chắn phải có, chỉ là điều kiện để qualify chứ không phải để xét học bổng. GMAT thì các bạn cứ nghĩ như kiểu điểm sàn đại học của Việt Nam ấy. Các bạn qua sàn người ta bắt đầu xét nhưng không phải là yếu tố quyết định học bổng.
– GPA tương tự cũng chỉ 1 loại điểm sàn khác. Tất nhiên, các bạn phải qua sàn thì mới hi vọng học bổng đúng không nào nên học vẫn học nhưng phải nhớ kỹ “Điều đó chỉ quyết định bạn có vào trường hay không chứ không quyết định bạn có được học bổng hay không?”
Vậy cái gì quyết định học bổng?
(1) SOP; (Statement of Purpose – Tiểu luận về mục đích học tập và nghề nghiệp, cũng gọi là PS – Personal Statement)
(2) Recommendations; (Thư giới thiệu)
(3) Interview
–> Rất nhiều bạn để ý interview nhưng lại khá careless on recommendations.
2. Viết PS/ SOP chung cho tất cả các trường:
– Viết chung rồi adapt lại để tiết kiệm thời gian –> Thời gian thì tiết kiệm thật nhưng học bổng thì too far away from that.
– Thường các trường sẽ hỏi những câu sau:
# Tại sao bạn muốn học trường của tôi?
# Bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm gì unique để contribute cho khóa học?
# Bạn sẽ làm được gì sau khi bạn ra trường?
Và như vậy các bạn đều trả lời là:
# Tôi muốn học ở trường vì: Trường tốt sẽ có nhiều kiến thức để dùng sau này, Alumni nổi tiếng, networking được, v.v.
# Kinh nghiệm unique để contribute: Tôi đã đi làm 3 năm ở chỗ A, 1 năm ở chỗ B vì thế tôi có rất nhiều kinh nghiệm để chia sẻ
# Bạn sẽ làm gì sau khi ra trường: Tôi sẽ mở công ty.
Nếu mình là người chấm bài mình sẽ thấy như sau: Con bé/ thằng bé này học cũng được; Điểm cũng “Ừ thì cao”; Nhưng sao đọc bài buồn ngủ thế nhỉ; Từ nãy giờ đọc 10 bài thế này rồi ấy … –> Cho vào nhưng không có học bổng
Vậy phải viết thế nào?
# Tôi muốn học ở trường A vì:
(1) Trường có Module học về Social Entrepreneurship với các môn về CSR và Project MGT rất tốt; (2) Tôi thấy Trường có Trgtam X để ứng dụng kiến thức thực tiễn của mình vào các dự án. Tôi đặc biệt thích dự án Y về Trgtam Chăm sóc Y tế Trực tuyến – ví dụ thế; (3) Tỉ lệ sinh viên quốc tế của trường là 30% –> Tôi sẽ rất thích việc chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè Mỹ và quốc tế
Còn 1 xô lý do khác các bạn có thể nêu ra chỉ for fun: (1) Vị trí của trường rất gần sân bay, tiện cho tôi đi lại; (2) Trường nằm trong 1 town sầm uất có China town để tôi có thể mua đồ ăn quê hương; v.v. túm lại nghĩ ra một cái gì đấy vui vui để chọc cười người đọc 1 chút. Đừng gồng lên
# Tôi có kinh nghiệm gì unique: Cái này chính là cái mình nói về nói sự thật theo một cách khác:
Các bạn toàn nhắc lại CV của mình thôi. Trong khi đó, CV của các bạn cũng đã nói hết những kinh nghiệm đấy rồi việc gì nhắc lại cho đau đầu.
Chọn một cái hay của mình thôi. Kể một câu chuyện của mình. Ví dụ: Có một lần tôi phải làm dự án điện với chính phủ VN. Trong quá trình làm gặp khó khăn vì EVN độc quyền điện. Bla blo giải thích tôi xử lý như thế nào (sơ lược thôi)
Kết luận: Tôi có thể chia sẻ được kinh nghiệm về đàm phán đa bên với chính phủ và cơ quan nhà nước của các nước thuộc East Asia, đặc biệt là VN.
Again, cho người chấm 1 cái gì đó khác hơn là đọc cả ngày một câu chuyện lặp đi lặp lại. Đôi khi chỉ cần các bạn để người ta được giải trí một chút, các bạn lại được học bổng
# Bạn sẽ làm gì sau khi ra trường? Lại sự thật theo một cách khác rồi
Tôi mở công ty về lĩnh vực ABC XYZ nhưng mà chẳng bạn nào nói triển khai ý tưởng đó ntn
Các bạn phải nêu rõ ra: (1) Về mặt nhân sự: Tôi có một network rộng lớn trong giới kiểm toán để khi tôi thành lập công ty ngay khi trở về; (2) Về mặt tài chính: Tôi có nhà đầu Z, tôi quen trong một start up fair và anh ấy đã giúp tôi xây dựng phần lõi công nghệ; …
Đó. Phải như thế thì may ra mới được học bổng. May ra nhé, vì còn rất nhiều bước để hoàn chỉnh tài liệu.
3. Thư giới thiệu của người chức càng to càng tốt
– No, sai lầm to nhất quả đất luôn. Người giới thiệu phải là người làm việc gần mình nhất
– Vì sao? Người đó mới hiểu mình và có kỉ niệm với mình nhất
– Ngoài ra, nếu có partner thân thì người đó viết sẽ tạo ra perspective mới cho thư giới thiệu
4. Thư giới thiệu sáo rỗng:
Các bạn nói sự thật bằng cách: Nó rất chăm chỉ, Nó rất nhiệt tình với công việc, Nó rất có trách nhiệm với người xung quanh, Nó giao tiếp rất tốt cả nói và viết –> Có bạn nào apply mà không có thư giới thiệu nêu những phẩm chất này không? Nhưng hãy nói sự thật theo cách khác: Có một lần bọn tôi bị giao một project đặc biệt, phải hoàn thành trong 2 ngày. Đến đêm ngày từ 2, vào lúc 11h đêm, tất cả mọi người đều quá mệt để tiếp tục công việc nhưng nó vẫn insist với cả team là phải soi thật kỹ lỗi. Nên nó bảo mn đi về, 1 mình nó và tôi soi lỗi đến 3h sáng. Chúng tôi nộp kết quả vào sáng hôm sau, và project đó thành công mỹ mãn. Thể hiện được gì nào: (1) Chăm chỉ; (2) Trách nhiệm; (3) Cầu toàn; (4) Quan tâm đến mọi người; và nhiều điểm khác nữa.
5. CV không nêu rõ công việc chi tiết mình đã làm
– Các bạn đưa title và trách nhiệm như trong Job description
– Đừng nghĩ người ta sẽ hiểu. Hãy liệt kê ra tất cả các tasks mà bạn đã làm, rút lại tasks nào phù hợp với trường nào nhất rỗi hẵng cho vào CV nhé
– Với các bạn apply trường top đầu: Lưu ý cho mình nên nộp cả Quantitive CV thay vì chỉ nộp regular one nhé
6. Phỏng vấn sáo rỗng:
Giống như SOP các bạn hay bị rơi vào trường hợp: Tôi giỏi thế này, tôi tốt thế kia nhưng lại không nêu ra được ví dụ cụ thể.
Hãy cố gắng kể những câu chuyện vui, đưa người phỏng vấn vào 1 bài pv không giống ai. Các câu chuyện được lấy ra từ kinh nghiệm của các bạn sẽ rất riêng, rất đặc biệt và điều đó là điều khiến các bạn được học bổng.
7. Nghiêm trọng hóa phỏng vấn:
Mình từng có một học sinh chuẩn bị rất nhiều câu hỏi phỏng vấn cho 1 trường, và học thuộc. Nhưng kết quả khi phỏng vấn bạn ấy quá căng thẳng và đã trượt trường đó
Ngoài ra, các bạn phải hiểu là không phải câu hỏi nào được đặt ra cũng cần câu trả lời chính xác, hãy đùa vui một chút. Một bạn mình hướng dẫn từng bị hỏi: “Mày cảm thấy có những challenge gì khi phải học tại đây?” và bạn ấy ăn điểm vì đáp: “Tôi sẽ nhớ đồ ăn ở Việt Nam”. phản ứng của người phỏng vấn là “Cô ấy cười relax chị ạ!”
Theo Lê Quang Hưng – VietAccepted