5 cân nhắc trong hành trình ‘săn học bổng’

0

SSDH – Bằng cấp không phải là yếu tố duy nhất mà học sinh quan tâm trước khi quyết định đi du học. Kết bạn, tìm kiếm ngành học phù hợp với bản thân, có những trải nghiệm thú vị không thể quên là một phần không thể thiếu trong nhật ký du học của du học sinh. Thế nhưng, có rất nhiều “vấn đề” mà bạn không thể ngờ trong chuyến hành trình đó.

 

Lindsey Julie, một sinh viên của trường đại học Columbia, Mỹ đã chia sẻ những kinh nghiệm từ bản thân khi tìm kiếm các chương trình học bổng của mình.

 

“Tôi đang đăng ký một chương trình thực tập quốc tế ở London mùa hè này, và tôi phải thừa nhận rằng những gì mình phải chuẩn bị vượt quá sự tưởng tượng của tôi trước đây. Những yêu cầu cơ bản của chương trình chỉ là “đỉnh của tảng băng trôi”, và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành trình “săn” học bổng và chuẩn bị cho việc du học.

 

31012013duhocanh8.jpg

 

1. Hành trình đi “săn”

 

Trước đây tôi không đủ tự tin khi đăng ký hay ứng tuyển vào bất kỳ một chương trình du học nào. Tuy nhiên “nỗi sợ” đó đã thay đổi khi tôi nhận thấy rằng hiện nay có rất nhiều cơ hội học bổng, chương trình giao lưu văn hóa hay chương trình vừa học vừa làm đang chờ bạn “đăng ký” và “đi ngay”. Tuy nhiên đối với mỗi hình thức du học, bạn cần phải có những sự chuẩn bị khác nhau để phù hợp với “đối tượng” mà mình lựa chọn. Hồ sơ, bài luận và thư giới thiệu về bản thân là những điều không thể thiếu trong cẩm nang của bạn thân bạn khi tìm kiếm học bổng du học. Bởi đó là phương tiện mà nhân viên chương trình “soi” vào để quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn được lựa chọn hay không.

 

Vì thế cần tham khảo kỹ thông tin với văn phòng du học hoặc tư vấn chương trình trước khi đăng ký. Nếu có thể, khi hoàn thành bộ hồ sơ đăng ký bạn có thể nhờ chính những người đó kiểm tra cho bạn. Điều này giúp bạn “chắc chân” hơn ở vị trí mà bạn ứng tuyển.

 

2. Học bổng

 

Chi phí cho chương trình du học là một vấn đề “đau đầu” của tôi và gia đình. Có một thời gian tôi khá căng thẳng khi liên tục đăng lý các chương trình học bổng nhưng hoàn toàn thất bại. Sau đó tôi đã nhận ra rằng, phải thật kiên trì và không ngừng tìm kiếm. Ngay khi các bạn đã trở thành sinh viên năm thứ nhất hoặc thứ hai của một trường đại học nào đó, việc tìm kiếm các học bổng và sự hỗ trợ về mặt tài chính khác là điều hoàn toàn cần thiết. Cơ hội thành công có thể rất ít nhưng nó sẽ không đến tay bạn nếu như bạn không dám thử.

 

Khi đã “săn” được chương trình phù hợp với khả năng và sở thích của mình, chi phí cũng là một vấn đề mà các bạn cần quan tâm hàng đầu trước khi lên đường.

 

3. Chi phí chương trình du học

 

Chi phí rất đa dạng, một số chương trình có chi phí gần như tương đương với chương trình học tại nước mình, một số khác lại có chi phí rất lớn. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn và an toàn nhất là khi chương trình đưa ra được những giải thích có sức thuyết phục cho mức phí cao hay thấp. Cụ thể học phí, chi phí, tiền ăn ở, chi phí đi lại và các phụ phí khác cần được tính toán kỹ.

 

Trong quá trình đi du học, sẽ có nhiều chi phí phát sinh, chính vì vậy mà một danh sách liệt kê đầy đủ, chi tiết và toàn diện nhất các khoản chi phí là điều nên làm. Những thông tin này có thể tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin, văn phòng tư vấn du học hay từ những người bạn đang học tại các nước mà mình lựa chọn.

 

4. Chi phí du lịch

 

Một khi bạn đã tham gia vào cộng đồng du học sinh và trở thành một phần của thế giới – khác hẳn với những gì mà bạn đã có trước kia thì việc du lịch và khám phá các vùng đất mới, những địa điểm du lịch tại nước mình đang theo học hoặc các nước láng giềng là điều hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy chia sẻ về kế hoạch du lịch của mình với bạn bè hay gia đình mình trước để có thể chuẩn bị chi phí đầy đủ cho hoạt động “hấp dẫn” này.

 

5. Chi phí “thất nghiệp”

 

Du học sinh thường chuộng hình thức “vừa học vừa làm” để làm phong phú thêm hồ sơ (CV) của mình bằng các kinh nghiệm thức tế, vừa là cơ hội kiếm tiền. Tuy nhiên không phải ai cũng tìm ngay cho mình một công việc bán thời gian phù hợp, vì vậy bạn cần chuẩn bị cho mình đủ chi phí để trang trải cho thời gian tìm việc làm thêm hay thời gian vừa nghỉ việc để tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn.

 

Thục Uyên (SSDH)

Share.

Leave A Reply