Sẵn sàng du học – Các phát hiện từ báo cáo có thể giúp các nhà tuyển dụng trong ngành lập kế hoạch chiến lược cho từng thị trường cụ thể – bao gồm cả những “thị trường đa dạng hóa” đang được các nhà giáo dục ngày càng lưu ý khi lên chiến lược tuyển sinh.
Không có nhiều thời gian? Hãy điểm qua những ý chính sau:
- Tìm kiếm trên mạng và các trang web chuyên về chọn trường đóng vai trò chính trong việc tìm hiểu nghiên cứu về các lựa chọn du học của học sinh.
- Việc này, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng cho chi phí quảng cáo trên các kênh online, đã chỉ ra rằng mạng trực tuyến nên nhận được ưu tiên lớn hơn từ các nhân viên cấp cao trong vấn đề lựa chọn công cụ quảng bá tuyển sinh.
- Phân tích dữ liệu về hành vi của 23,000,000 người dùng mạng năm 2015 cho thấy Mỹ là điểm đến du học được tìm kiếm nhiều nhất, theo sau đó là Anh và Úc.
Tầm quan trọng của các kênh tìm kiếm online đối với việc tuyển dụng sinh viên quốc tế đang ngày càng gia tăng
- Công cụ kĩ thuật số, bao gồm công cụ tìm kiếm online và các trang web chuyên về chọn trường, đóng vai trò chính trong việc tìm hiểu nghiên cứu về các lựa chọn du học của học sinh, điều đó có nghĩa là sinh viên nghiên cứu các cơ sở giáo dục khác nhau và cố gắng tìm được trường phù hợp với bản thân
- Với sự xuất hiện ngày càng tăng của các nền tảng trực tuyến, bao gồm các trang tìm kiếm và các công cụ định hướng tìm kiếm trong quá trình ra quyết định của sinh viên – nhân viên cấp cao nên dành nhiều sự quan tâm hơn cho những nền tảng này, thậm chí hơn hẳn cả lúc trước.
- Những khảo sát gần đây từ Anh đã chỉ ra một sự dịch chuyển trong chi phí marketing bỏ ra cho những kênh kĩ thuật số, và những số tiền được chi nhiều hơn cho các lượt tìm kiếm mua và organic. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy một thực trạng rằng các nhà tuyển dụng đang phải vật lộn với việc đo lường mức độ hiệu quả trong các chiến dịch thực hiện trực tuyến của họ.
- Gần 2/3 (63%) các cơ sở giáo dục từ cuộc nghiên cứu ICEF i-graduate Agent Barometer 2015 cho thấy rằng hơn 20% khách hàng tiềm năng của họ đến từ mạng trực tuyến và đối với gần 1/3 còn lại thì nguồn online chiếm hơn 40% tổng lượng khách hàng tiềm năng.
Google khuyến nghị các nhà tuyển dụng quảng bá các chương trình học cụ thể tại những địa điểm cụ thể
Nghiên cứu của Google về khối lượng tìm kiếm liên quan đến vấn đề học vấn đã nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của tìm kiếm online trong “quá trình ra quyết định của sinh viên” cũng như chỉ ra một xu hướng rằng sinh viên hầu như chỉ dựa vào các công cụ trực tuyến để tìm kiếm các thông tin về chương trình học.
Một trong những phát hiện quan trọng nhất của gã khổng lồ Google là tìm kiếm không-cụ-thể (non-branded search) – nghĩa là việc tìm kiếm nghiêng về các chương trình học hoặc địa điểm cụ thể hơn là các học viện hoặc cơ sở giáo dục cụ thể – là chìa khóa. Phân tích của Google nói rằng cứ 9 trong 10 tân sinh viên đều không biết chính xác trường mình muốn theo học vào thời điểm bắt đầu tìm kiếm là gì và sự thiếu định hướng này đã được phản ánh thông qua hành vi tìm kiếm không cụ thể của họ.
Hiểu rõ về các công cụ tìm kiếm
Như các kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ, các kênh tìm kiếm và khám phá trực tuyến nên được các nhân viên Marketing và nhân viên tuyển dụng cấp cao ưu tiên hàng đầu.
Điều thú vị là các trang web lựa chọn trường học hoạt động trên nền tảng quy mô và do đó có thể tổng hợp khối lượng lớn dữ liệu tìm kiếm của sinh viên hiện nay cũng đang cung cấp những hiểu biết có giá trị về các dấu hiệu dịch chuyển trong nhu cầu và hành vi trực tuyến.
Ví dụ: Hotcourses, một nền tảng tìm kiếm toàn cầu với mục tiêu hướng đến sinh viên quốc tế, đã phát hành một dịch vụ phân tích mới “Insights” vào cuối năm ngoái cho phép phân tích nhiều hơn về cách sử dụng và các mẫu tìm kiếm trên các trang web của mình. Gần đây, công ty đã đưa ra một bàn báo cáo về một số dữ liệu ban đầu với sự chú ý đặc biệt tới một số điểm đến chính và một số thị trường mới nổi như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Brazil, Malaysia, Ả-rập Xê-út và Ai Cập.
Trong số những phát hiện giá trị nhất của mình, Hotcourses chỉ ra rằng Mỹ vẫn giữ vững vị thế là điểm đến được tìm kiếm hàng đầu, chiếm 33.5% thị phần tìm kiếm trong năm 2015, tiếp theo sau là Anh với 27.2% và Úc với 17.2%.
Trong những năm gần đây, Vương quốc Anh đã chứng kiến một sự suy giảm về lượng người tìm kiếm và nghiên cứu của Hotcourse đã phần nào xác nhận xu hướng này. Bài báo cáo cũng chỉ ra rằng: “Trong top 10 điểm đến du học được các sinh viên tiềm năng quan tâm, nước Anh đã đánh mất vị thế của mình. Điều này cũng phù hợp với dữ liệu của HESA cho thấy lượng tuyển sinh ở Vương quốc Anh tại 6 trong top 10 quốc gia du học hàng đầu đang ngày càng giảm. Trong nửa đầu năm 2015, Anh nhận được 27.5% lượng tìm kiếm trên tổng số các trang web online, giảm 0.6% còn 26.9% trong 6 tháng cuối năm”.
Một điều đáng nói là các điểm đến cho sinh viên quốc tế quan trọng khác như Canada, Pháp, Trung Quốc và Đức đều vắng mặt trong dữ liệu tìm kiếm. Điều này có lẽ cho thấy rằng dữ liệu đến từ một nền tảng tìm kiếm độc nhất như Hotcourses có thể không phản ánh đầy đủ thực trạng tìm kiếm của sinh viên hoặc tính di động, như các kết quả có thể thấy trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm thông dụng khác.
Xu hướng tại Mỹ, Anh và Úc
Một phân khúc quan trọng trong nghiên cứu của Hotcourses là về “các thị trường đa dạng hóa” cho các nước Mỹ, Anh và Úc. Thị trường đa dạng hóa được định nghĩa là “một đất nước có lượng sinh viên theo học tại một quốc gia chiếm ít hơn 10%”. Nói cách khác, đây là những quốc gia nguồn có ý nghĩa đặc biệt đối với nỗ lực đa dạng hóa của các tổ chức giáo dục Mỹ, Anh và Úc.
Về các thị trường mới nổi này, Hoa Kỳ đã nhận được khối lượng tìm kiếm lớn nhất từ Brazil (15,6% vào năm 2015), Việt Nam (9,9%), Thái Lan (6,7%), Indonesia (5,2%) và Saudi Arabia (4,4%). Trong khi đối với các thị trường đa dạng hoá thì sinh viên Brazil vẫn có lượng truy cập tìm kiếm cao dành cho du học Mỹ, Hotcourses ghi nhận sự sụt giảm trong năm 2015 từ thị trường này (từ 16% lên 15,2%), có lẽ là kết quả đến từ sự kết thúc một chương trình học bổng có sức ảnh hưởng rất lớn tại Brazil: Science Without Borders.
Vương quốc Anh nhận được khối lượng tìm kiếm lớn nhất về thị trường đa dạng hóa từ Thái Lan (13,3% tổng số vào năm 2015), Indonesia (11,1%), Việt Nam (7,0%), Brazil (6,8%) và Ả-rập Xê-út (4,2%).
Như đã ghi nhận, Hotcourses thấy rằng xu hướng chung là tiêu cực đối với Vương quốc Anh khi các sinh viên tiềm năng dần ít quan tâm hơn đối với thị trường này. Tuy nhiên, có một điểm sáng: “Vương quốc Anh tăng từ 37,3% lên 41,1% trong các tìm kiếm từ Indonesia từ đầu đến cuối năm 201 … Điều này sẽ cho thấy các sinh viên Indonesia đang mở rộng khu vực tìm kiếm vượt ra ngoài các nước truyền thống như Mỹ, Úc và New Zealand”.
Trong khi đó, Úc đang dần thu hút được nhiều tìm kiếm nhất từ các thị trường đa dạng này: Việt Nam (16,6%), Indonesia (13,4%), Thái Lan (11,1%), Brazil (6,5%) và Ả-rập Xê-út (2,4%).
Tuy nhiên, Hotcourses cũng ghi nhận được sự sụt giảm tìm kiếm về nước Úc từ các sinh viên Indonesia (từ 15.4% xuống còn 11.5% trong năm 2015). Việc này có thể được liên hệ đến một bối cảnh rộng lớn hơn khi phần lớn các sinh viên Indonesia cảm thấy không được chào đón tại Úc: “Vào đầu năm 2015, đã có một số tin tức lan truyền về việc người tị nạn từ Indonesia bị từ chối nhập cảnh vào Úc, và điều này dường như đã trở thành một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự cân nhắc của các sinh viên tiềm năng khi lựa chọn du học tại quốc gia này”.
Top các ngành nghề được tìm kiếm từ các thị trường khác nhau
Nhìn chung, các ngành nghề về Cơ khí, Sức Khỏe và Y dược, Kinh doanh và Quản lí là những nghành nghề được tìm kiếm nhiều nhất, tuy nhiên cũng có những biến số khác. Dưới đây là các ngành được tìm kiếm hàng đầu (theo thứ tự) tại 5 quốc gia:
- Ấn Độ: Cơ khí, Sức khỏe và Y dược, Kinh doanh và Quản lí, Khoa học Ứng dụng và Thuần túy, Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin.
- Ả-rập Xê-út: Cơ khí, Sức khỏe và Y dược, Kinh doanh và Quản lí, Khoa học Ứng dụng và Thuần túy, Xã hội học và Truyền thông.
- Thái Lan: Cơ khí, Sức khỏe và Y dược, Kinh doanh và Quản lí, Sáng tạo Nghệ thuật và Thiết kế, Xã hội học và Truyền thông.
- Nga: Kinh doanh và Quản lí, Sáng tạo Nghệ thuật và Thiết kế, Xã hội học và Truyền thông, Sức khỏe và Y dược, Khoa học Ứng dụng và Thuần Túy.
Nhìn chung, báo cáo của Hotcourse đã phần nào làm sáng tỏ các mối quan tâm của du học sinh tiềm năng từ các thị trường trọng điểm thông qua hành vi tìm kiếm của họ. Các phát hiện từ báo cáo có thể giúp các nhà tuyển dụng trong ngành lập kế hoạch chiến lược cho từng thị trường cụ thể – bao gồm cả những “thị trường đa dạng hóa” đang được các nhà giáo dục ngày càng lưu ý khi lên chiến lược tuyển sinh.
Thái Hải (SSDH) – Theo Scholarship Planet