Sẵn sàng du học – Ngay cả với những tiêu chuẩn ngày càng gay cấn, cuộc tranh luận về Brexit đã chìm xuống mức thấp mới với một mối đe dọa đối với nền giáo dục tự do.
Một Nghị sĩ Chính phủ đã bị cáo buộc là ‘McCarthyite’ khi cố gắng đàn áp tự do ngôn luận bằng cách viết thư cho các trường đại học ở U.K. yêu cầu tên của các giáo sư thảo luận về Brexit trong bài giảng của họ. Để kiểm soát chặt chẽ hơn, Nghị sĩ cũng yêu cầu chi tiết của các giáo trình có liên quan và liên kết trực tuyến tới các bài giảng. Việc cố gắng hăm dọa nền học thuật tự do – một cách thô bạo – đã bị bác bỏ một cách cương quyết, với ban lãnh đạo của Đại học Oxford – điều này được gọi là “ngu xuẩn”.
Nhưng điều này đã đánh dấu một giai đoạn mới đáng lo ngại về những phản ứng hỗn độn đối với kết quả trưng cầu dân ý năm ngoái, được đánh dấu bằng mức độ hăm dọa và lạm dụng cá nhân hiếm khi thấy trong chính trường Anh.
Chris Heaton-Harris, một nhân viên Chính phủ, đã từ chối bình luận về lá thư của mình cho các Phó hiệu trưởng các trườngđại học, ngoài việc nói rằng ông tin tưởng “việc tự do ngôn luận trong các trường đại học và sự tranh luận cởi mở và mạnh mẽ về Brexit“.
Để bảo vệ lý lẽ của mình – hoặc nếu không – trước các Bộ trưởng Jo Johnson, ông Heaton-Harris cho biết: ông đang quan tâm và theo đuổi nền giáo dục thuần túy, cũng như đồng thời nói rằng bức thư trên không nên được gửi đi.
Lord Patten, Hiệu trưởng Đại học Oxford và cựu Chủ tịch Đảng Bảo Thủ, đã quyết liệt miêu tả về bức thư là “hoàn toàn đáng hổ thẹn“.
Nếu đó là một cuộc thanh tra thuần túy về học thuật, chắc chắn là ông Heaton-Harris đã không đề cập đến điều đó trong bức thư ban đầu của mình, hoặc đã gặp rắc rối để nhanh chóng làm sáng tỏ mọi sự hiểu lầm.
Vì vậy, thật khó để coi đó không phải là sự cố gắng đe dọa nhằm khiến các nhà khoa học giữ im lặng, vì hành động phơi bày về việc học của những sinh viên vô tội.
Trớ trêu thay, đầu năm nay, Chính phủ đã mở rộng nghĩa vụ pháp lý để bảo đảm tự do ngôn luận cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học, trước các cuộc tấn công kéo dài từ các ý tưởng thuộc hệ tư tưởng “không có nền tảng”. Trong khi có nhiều người buộc tội ông Heaton-Harris – người sử dụng phương pháp tiếp cận McCarthyite đã bị buộc tội là cường điệu, họ có quyền nêu lên mối quan tâm của họ. Sự can thiệp vụng về của ông có thể đã được loại bỏ hoàn toàn, nhưng thực tế là nó có thể đã có hiệu quả mong muốn của nó.
Sự tự kiểm duyệt này đi ngược lại cả lịch sử tự hào của nước Anh về tự do ngôn luận, là đề tài tranh luận và sự thách thức nền tảng danh tiếng toàn cầu của họ.
Trường đại học là nơi mà các sinh viên tiếp cận những quan điểm khác nhau trước khi tự lập suy nghĩ của mình, chứ không phải bị định hình trong lối suy nghĩ của Chính phủ.
Ông Heaton-Harris cũng có thể bị thúc đẩy bởi sự nghi ngờ lâu dài của chính quyền về giáo dục đại học, theo truyền thống được xem như là một lò sưởi của những người cánh tả. Sự kém cỏi của Đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử năm nay có thể giúp cho niềm tin phi lý rằng các trường đại học không chỉ là những trung tâm cấp tiến hóa dành cho thanh thiếu niên ở Anh.
Những cuộc chiến tranh văn hoá này là một việc không hề được hoan nghênh trong nền chính trị ở Anh. Chính các trường đại học cũng không đủ tự tin để từ bỏ tình trạng bạo lực học đường. Nếu sự bạo lực đó đến từ Chính phủ thì chính Chính phủ phải thực hiện hành động để chứng minh rằng tự do ngôn luận có giá trị bảo vệ, ngay cả khi nó làm cho họ không thoải mái.
Thái Hải (SSDH) – Theo Scholarship Planet