Làm thế nào để con nói tiếng Anh như người bản xứ

0

Sẵn sàng du học – Tương tác bằng tiếng Anh với con khi ở nhà là một trong những việc phụ huynh có thể làm để giúp con giao tiếp tự nhiên. 

ô giáo Minh Nguyệt, hiện nghiên cứu ngôn ngữ học tại Michigan, Mỹ, chia sẻ về cách thúc đẩy con sử dụng tiếng Anh. 

Trong điều kiện thế giới hiện nay, tiếng Anh không còn là của nước Mỹ hay nước Anh nữa, mà đã bị toàn cầu hóa – gọi là “world Englishes”. Điều này có nghĩa tiếng Anh được dùng khắp nơi trên thế giới và người ta chấp nhận các “accent” của nó. Yêu cầu đối với trẻ em trong thế kỷ mới không phải là nói như bản xứ, mà là sử dụng được để giao tiếp tốt với bạn bè thế giới.

Tất nhiên, nếu cha mẹ định hướng con mình sinh sống lâu dài tại các quốc gia như Anh, Mỹ, Australia…, nói tiếng Anh như người bản xứ mang lại nhiều lợi thế cho trẻ.

Các nghiên cứu về ngôn ngữ học mới nhất cho thấy, trẻ học tiếng Anh trước tuổi dậy thì (11-13 tuổi) sẽ có khả năng nói không có "accent", tức nói giống người Mỹ hoặc người Anh tùy vào dạng tiếng Anh con tiếp xúc. Trường hợp học tiếng Anh sau khi đã dậy thì mà nói chuẩn như bản xứ là rất hiếm. Nguyên nhân chính là khả năng tiếp nhận ngôn ngữ tự nhiên của trẻ nhỏ tốt hơn người lớn và cấu tạo miệng của trẻ nhỏ linh hoạt hơn. 

Tuy nhiên, tiếp xúc với tiếng Anh chỉ là điều kiện cần. Bước tiếp theo, phụ huynh phải thúc đẩy con sử dụng, điều này bao gồm nhiều nhân tố.

ssdh-sinh-vien1

 

Nhiều phụ huynh cho rằng con học ở trung tâm và về nhà nghe Youtube là có thể nghe nói tốt. Thực tế, nhiều trẻ bắt đầu học tiếng Anh ở các trung tâm từ lúc 4 tuổi, mà tới 6 tuổi vẫn gần như chưa nói được, trừ một vài câu giao tiếp chào hỏi thông dụng mà một đứa trẻ khi sang Mỹ được 1-3 tháng đã có thể làm được. 

Lý do là để giao tiếp tốt, trẻ cần ba yếu tố. Thứ nhất là đầu vào (bao gồm tất cả những gì trẻ tiếp nhận). Thứ hai là tương tác (nghe nói tương tác, chứ không chỉ nghe mà không nói gì). Thứ ba là tần suất của nhân tố đầu vào và tương tác. 

Như vậy, theo công thức này, kể cả khi trẻ đi học trung tâm (mỗi tuần 2-3 buổi) và về nhà toàn nghe tiếng Anh đi nữa, thì vẫn thiếu yếu tố tần suất tương tác. Khi cha mẹ sợ sai không dám nói với con, chờ đợi con nói chuyện với cô giáo và các bạn, tần suất 2-3 lần mỗi tuần thực sự là không đủ với trẻ.

Ở Mỹ, mình biết một gia đình người Ấn Độ. Họ có con gái mới ba tuổi chưa đi học, ở nhà bố mẹ toàn nói tiếng Ấn Độ với nhau nhưng con gái giao tiếp tiếng Anh tương đối tốt dù mới sang Mỹ một năm. Mình hỏi và được biết bạn ấy ở nhà xem phim hoạt hình và nói tiếng Anh với anh trai năm tuổi, đang học mẫu giáo.

Trẻ con học rất nhanh khi chơi đùa cùng nhau. Sự thành công của bé ba tuổi là kết quả của đầu vào (xem Youtube và giao tiếp), đầu ra (giao tiếp với anh) và tần suất (mỗi ngày xem Youtube 2-3 tiếng, giao tiếp với anh trai 4-5 tiếng).

Seal – con trai mình – mới sang Mỹ được ba tuần. Tiếng Anh giao tiếp của cháu lúc mới sang gần như bằng không. Qua quan sát, mình thấy những hôm đi chơi với hai anh họ là Cody và Ethan (người Mỹ), cháu hiểu rất nhanh và nói ngay lập tức, ví dụ “Cody, please wait” hay là “Let’s do it”.

Tiếp xúc tiếng Anh trong giao tiếp đã rút ngắn thời gian lặng câm của con (silent period – thời gian trẻ quan sát và lắng nghe trước khi bắt đầu nói ngôn ngữ thứ hai).

Tóm lại, trẻ cần một môi trường trong đó tiếng Anh không phải là môn học và trẻ không phải “language learner” mà là “language user”.

Để làm như vậy, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, bố mẹ nào có khả năng tiếng Anh thì nên giao tiếp với con, dù là câu đơn giản để con có thể tương tác với mình. Nếu đã nghe tiếng Anh từ nhỏ, trẻ rất thính nhạy, có thể phát hiện lỗi sai và thậm chí giúp bố mẹ sửa lỗi. Tuy nhiên, cái trẻ cần là tương tác nhiều hơn để thúc đẩy quá trình sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động.

Cá Domino (SSDH) – Theo vnexpress.net

Share.

Leave A Reply