Những điều khiến bạn ‘phát điên’ và muốn bỏ cuộc khi luyện tập tiếng Anh

0

Sẵn sàng du học – Hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến và nhiều người học nhất thế giới, thế nhưng điều đó không có nghĩa là nó dễ học. Dưới đây là những điều khiến người học muốn "hoá điên" trong quá trình chinh phục ngôn ngữ này.

Tiếng Anh là ngôn ngữ được học nhiều nhất thế giới với khoảng 1,5 tỷ người đang tìm cách chinh phục. Thế nhưng phổ biến không đồng nghĩa với việc dễ học. Trang Bussiness Insider đã chứng minh điều này bằng cách tổng hợp những điểm khó khăn mà người học và sử dụng Tiếng Anh trên khắp thế giới than phiền, liệu bạn có thấy đồng cảm?

ssdh-actuarial-science-sinh-vien3

1. Một tiếng rưỡi có thể nói là "one hour and a half", thế nhưng 2 tiếng rưỡi lại phải dùng "two hours and a half" mới đúng chuẩn

Nếu muốn nói 2 tiếng rưỡi đúng chuẩn và tự nhiên như người bản địa, bạn phải sử dụng cụm từ "Two and a half hours". Một người Tây Ban Nha đã than phiền về điều này khi học Tiếng Anh, bày tỏ mình thường xuyên nhầm lẫn vì sự bất đồng trong quy tắc này.

2. Giới từ gây lú lẫn, vì sao nói "on the bus" nhưng lại với xe con lại phải là "in the car"?

Cả 2 đều để chỉ việc bước qua cửa để vào trong một phương tiện giao thông, vậy vì sao lại phải phân biệt bằng cách nói "ở trên xe bus" và ở "trong xe ô tô"?

3. Các cụm động từ (phrasal verbs) có thể khiến người học "tàu hoả nhập ma"

Hãy nhìn ví dụ khi động từ "Look" kết hợp với các giới từ/phó từ khác nhau dưới đây để tự mình trải nghiệm cảm giác này.

Look after (somebody/ something): Chăm sóc ai/cái gì

Look ahead: Lên kế hoạch trong tương lai

Look around/ round: thăm thú, thăm quan

Look at: Xem xét, kiểm tra cái gì trước khi đưa ra quyết định/ Đọc lướt qua, xem qua

Look back: Hồi tưởng lại quá khứ

Look down on: Coi thường ai

Look for: Tìm kiếm (thứ bị mất hoặc thứ bạn đang cần)

Look forward to: mong chờ, hứng thú về một điều gì đó trong tương lai

Look in on: Nhân tiện ghé thăm ai

Look into: Điều tra, kiểm tra

Look on: Xem (một hoạt động/sự kiện nhưng không tham gia)

Look out: "Cẩn thận", "Coi chừng"

Look out for (something or someone): Để ý, đợi chờ (một cái gì sẽ xảy đến)

Look out for someone: Coi sóc, bảo vệ ai

Look over: Soát lại

Look to: Trông cậy, tin vào ai

Look through: Đọc lướt qua, soát lại

Look up: Cải thiện

Look something up: Tìm kiếm thông tin

Look someone up: Thăm ai (bạn cũ)

Look up to someone: Tôn trọng, ngưỡng mộ ai

Look upon/on someone or something: Xem/coi ai như là…

4. Những từ có nghĩa rất giống nhau

"Ngôn ngữ của các bạn có những từ với nghĩa rất sát nhau nhau nhưng người dùng buộc phải phân biệt và nhớ cách sử dụng, ví dụ điển hình là "skinny", "thin", "slim", "little", "small", "tiny" đều để sự nhỏ bé gầy gò. Trong tiếng Bồ Đào Nha của chúng tôi, để diễn tả các loại gầy thì chỉ việc thêm phó từ chỉ mức độ ở phía trước là xong, theo kiểu "rất gầy", "hơi gầy", "quá gầy", "cực kỳ gầy"…", một người dùng Reddit than phiền về Tiếng Anh.

5. Có những từ vừa là động từ vừa là danh từ

Có quá nhiều danh từ có thể biến thành động từ, ví dụ như book, center, rain, shoe, cover, blanket, cushion… Điều này rất dễ gây nhầm lẫn cho người học.

6. Các thì, thời khiến người học "loạn não"

Tiếng Anh có 12 thì và việc sử dụng thành thạo chúng không hề đơn giản.

"Một trong những khó khăn lớn nhất của tôi khi học đó là biết lúc nào cần phải sử dụng "I wrote" và "I have written". Còn đến đoạn "I had written", "I have been writing", "I had been writing" thì quả là cơn ác mộng không bao giờ muốn động tới", một thành viên thuộc diễn đàn Quora chia sẻ.

7. Tiếng Anh có lượng nguyên âm nhiều hơn một số ngôn ngữ

"Tiếng Anh có số lượng nguyên âm gần như gấp 3 lần so với Tiếng Nga. Hầu hết những người Nga học nói tiếng Anh đều gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa: Feel và Fill, Pool và Pull, Pen và Pan, Cut, Cot và Caught…", một người Nga chia sẻ trên Quora.

Cá Domino (SSDH) – Theo Bussiness Insider

Share.

Leave A Reply