Sẵn sàng du học – Dưới đây là lời giải đáp cho những câu hỏi có vẻ ngu ngốc nhưng thực ra lại không hề ngốc chút nào!
Nhiều sinh viên đang cảm thấy xấu hổ khi thiếu kiến thức về khoản nợ của chính mình. Điều này có thể hiểu được, bởi chúng ta rất dễ bị choáng ngợp trước lượng thông tin và lời khuyên khả dụng đang tràn lan trên mạng gần đây. Đây chính là 4 câu hỏi thoạt nghe có vẻ ngớ ngẩn về nợ sinh viên nhưng lại không hề thừa thãi.
Làm cách nào để tìm được lãi suất nợ đối với trường hợp của mình?
Tương tự hầu hết các khoản nợ, nợ sinh viên cũng tính lãi suất. Trong trường hợp này, tỉ giá được quy định dựa trên ngày giải ngân đầu tiên của khoản vay, loại vay và cả việc bạn đang là sinh viên hay đã tốt nghiệp.
Một khi được thiết lập, lãi suất cố định của nợ sinh viên sẽ không thay đổi. Bạn thấy khó hiểu sao? Đừng lo. Đơn giản là bạn đến Trung tâm Dữ liệu Nợ sinh viên Toàn quốc, viết tắt là NSLDS, và làm theo hướng dẫn đăng nhập vào MyStudentData Download để truy cập vào mọi chi tiết về khoản vay sinh viên liên bang của bạn.
Lãi suất đối với khoản vay cá nhân sinh viên được thiết lập bởi người cho vay, vì vậy bạn sẽ phải liên hệ với người cho bạn vay để biết thêm thông tin chi tiết. Khoản vay cá nhân sinh viên bao gồm lãi suất cố định hoặc có thể thay đổi, bạn nên theo dõi chúng để có thể duy trì khoản chi tiêu dự trù hàng tháng.
Tôi thực sự phải hoàn trả toàn bộ khoản nợ sinh viên của mình sao?
Đúng vậy, bạn phải hoàn trả toàn bộ số tiền nợ. Khoản vay sinh viên liên bang không tuân theo nhiều thời hạn hiệu lực mà nhà nước áp đặt lên khoản vay cá nhân; và cho dù nếu thời hiệu hết hạn, người chịu trách nhiệm thu thập vẫn có thể tiếp tục liên hệ đến bạn để bàn bạc về việc thanh toán tự nguyện.
Nếu không đủ khả năng chi trả, khoản vay của bạn sẽ quá hạn, và người cho vay sẽ báo cáo tình trạng này lên Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia nếu thời gian quá hạn kéo dài hơn 90 ngày. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của bạn.
Hơn nữa, việc không trả nợ sinh viên đúng hạn sẽ được mặc định sau 270 ngày. Chính phủ liên bang có thể giữ lại lương của bạn và hoàn thuế, và thu nhập từ các nguồn liên bang, như Bảo an Xã hội, cũng có thể bị gọi lên hầu tòa. Không còn gì là cá nhân nữa cả. Chính phủ cần phải lấy lại số tiền của bạn để tiếp tục kì cho vay đối với các sinh viên năm sau.
Người cho vay tư nhân đầu tiên sẽ cố gắng lấy lại tiền từ người cùng ký cam kết với bạn, và họ có quyền này, trong khi đó nợ của bạn sẽ tăng lên khi phí thu lớn dần. Mọi người cho vay đều có kế sách riêng để thu tiền về, tuy nhiên quá trình đó sẽ không hề dễ chịu.
Tôi không có đủ khả năng hoàn trả nợ sinh viên. Liệu tôi có thể được giảm chi phí không?
Nếu bạn thuộc diện nợ sinh viên liên bang, may mắn là bạn sẽ có cơ hội được giảm các khoản thanh toán hàng tháng bằng cách chuyển sang kế hoạch trả nợ theo thu nhập. Chỉ cần điền vào đơn đăng ký và tái xác nhận thông tin của mình mỗi năm, bạn có thể nhận làm mới khoản tiền của mình được ước tính phù hợp với kinh phí dự trù của bản thân.
Lưu ý rằng các khoản tiền trả dựa theo thu nhập sẽ thấp hơn, tuy nhiên bởi lãi suất sẽ tiếp tục tích tụ, bạn sẽ mất nhiều thời gian và kinh phí hơn cho việc trả hết toàn bộ số tiền nợ.
Nếu thu nhập tương đối thấp, việc dư nợ cho vay sẽ tăng lên trong khi bạn còn đang áp dụng kế hoạch trả nợ theo thu nhập là điều hoàn toàn có khả năng. Nếu rơi vào hoàn cảnh này, đừng hoảng loạn. Bạn phần nào vẫn phải duy trì nhà ở, ăn uống và đi làm – hãy nghĩ đến những hóa đơn này trước. Tuy nhiên, việc tiếp tục gom tiền để trả nợ sinh viên, dù khoản tiền đó không nhiều, vẫn có thể giúp bạn bảo toàn uy tín và tránh đốt cháy toàn bộ lựa chọn trì hoãn hay nhẫn nhịn chẳng vì lý do nào cả.
Nếu bạn không đủ khả năng hoàn trả khoản nợ sinh viên cá nhân, hãy nói chuyện với người cho vay của bạn. Thông thường họ không đề xuất các kế hoạch trả nợ theo thu nhập, nhưng có thể đưa ra những cách trả nợ thay thế đối với từng trường hợp cụ thể. Ghi nhớ rằng họ không có nghĩa vụ phải làm vậy, nhưng cái họ muốn là tiền của họ. Việc mặc định khoản nợ sinh viên không thể trả là điều cuối cùng mà bất cứ ai mong muốn trong tình huống này.
Tôi không thể gộp toàn bộ khoản vay sao?
Nếu bạn đang nghĩ đến việc gộp nợ sinh viên, sẽ có những lợi ích và bất lợi cần được cân nhắc kỹ. Chắc chắn, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc thảnh thơi trả nợ theo từng tháng, tuy nhiên giá này sẽ cao hơn khoản tiền bạn thực sự vay.
Gộp nợ cũng có thể ảnh hưởng tới kế hoạch tha nợ của bạn. Ví dụ, hãy nói bạn là ứng cử viên của Xóa Nợ Cộng đồng, một chương trình xóa số dư khoản vay sinh viên liên bang sau khi bạn đã trả đủ 120 khoản thanh toán hàng tháng trong khi đang làm việc toàn thời gian cho một tổ chức chính phủ hoặc phi lợi nhuận. Nếu gộp khoản nợ, bạn sẽ quay trở lại bước đầu tiên trên con đường tiến tới 120 khoản thanh toán đủ điều kiện.
Lưu ý rằng Phòng Giáo dục sẽ gộp khoản vay của bạn thành một khoản vay trực tiếp một cách miễn phí. Các công ty bên thứ ba sẽ tính các khoản phí không cần thiết với bạn.
Khoản vay sinh viên cá nhân cũng có thể được gộp lại thông qua tái cấp vốn. Làm cách này có thể giảm thiểu lãi suất và khoản tiền phải trae hàng tháng, nhưng việc đó còn tùy thuộc vào công ty bạn chọn, độ uy tín của bạn và một vài yếu tố khác. Bạn thậm chí còn có thể tái cấp vốn cho khoản vay sinh viên liên bang và nợ sinh viên cá nhân qua những người cho vay tư nhân, tuy nhiên nếu làm vậy, bạn sẽ mất toàn bộ lựa chọn và lợi ích từ kế hoạch hoàn trả nợ liên bang.
Trên tất cả, hãy tiến hành nghiên cứu. mọi người có xu hướng đưa ra quyết định nhanh chóng để giải quyết các vấn đề trước mắt mà không có thông tin toàn diện. Trách nhiệm của bạn là phải hiểu mọi lựa chọn mình có, đây đôi khi có thể là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng đừng bao giờ sợ hãi đặt ra những câu hỏi về nợ sinh viên. Rất nhiều chuyên gia có thể giúp đỡ bạn!
Người dịch: Thu Huyền (SSDH)