3 câu hỏi quan trọng khi cân nhắc học trường sau đại học

0

Sẵn sàng du học – Đã vài năm kể từ khi bạn dồn sức cho những bài thi cuối kì hoặc thức trắng đêm để hoàn thành luận án. Khi cầm tấm bằng trong tay, bạn đã thở phào nhẹ nhõm vì sẽ chẳng bao giờ phải trải qua những điều đó một lần nữa. Đúng vậy không?

du-hoc

Vậy nhưng, suy nghĩ về việc quay lại trường để kiếm thêm một tấm bằng sau đại học luôn đè nặng trong tâm trí bạn, có thể như một cách để thăng tiến trong sự nghiệp hoặc theo đuổi một niềm đam mê mới.

Quyết định này vừa mang tính tài chính, vừa mang tính giáo dục. Nhà kế hoạch tài chính Matt Shapiro, CFP® của LearnVest, đã đưa ra những câu hỏi mà bạn nên tự hỏi khi cân nhắc việc quay lại trường đại học.

1. Tôi có cần một tấm bằng sau đại học để tiến xa hơn?

Điều bạn thực sự cần để học những kỹ năng giúp bạn tiến thêm 1 bậc trong sự nghiệp là gì?

Ví dụ, nếu là một kỹ sư, có thể bạn sẽ dễ dàng tiếp thu những kỹ năng mới hoặc giành được những bằng cấp mới thông qua việc tham gia những lớp đại học cộng đồng hoặc những trung tâm đào tạo ít tốn kém hơn. Hoặc nếu từng là sinh viên chuyên ngành kế toán và có một tấm bằng Thạc sĩ trong ngành này, bạn tự hỏi bản thân xem liệu có thực sự hưởng lợi từ tấm bằng bổ sung đó hay không, hay việc có thêm nhiều năm kinh nghiệm nghề nghiệp cũng có thể cho bạn những quyền lợi tương tự, Shapiro cho hay. Nhưng nếu muốn thay đổi lĩnh vực hoàn toàn, thì sau cùng bạn vẫn sẽ phải quay lại trường đại học.

Hãy nghiên cứu qua về những trang web việc làm dành cho vị trí mà bạn quan tâm, và xem họ có liệt kê bằng sau đại học trong danh mục yêu cầu hay không. Hoặc kiểm tra sơ yếu lý lịch của những người có sự nghiệp mà bạn ngưỡng mộ; họ có thực sự cần bằng cấp cao hay không?

2. Tôi sẽ phải gánh khoản nợ là bao nhiêu?

Trừ khi bạn đã dành tiền tiết kiệm nhiều năm hoặc được tài trợ bởi một người họ hàng giàu có, hãy chuẩn bị tinh thần cho những khoản nợ sinh viên để chi trả những chi phí cắt cổ: theo những chuyên gia thuộc Urban Institute, trong năm học 2015 – 2016, sinh viên với bằng cấp cao đã vay trung bình $18,210 – gấp ba lần khoản vay trung bình của sinh viên chưa có bằng cấp. Và hơn một nửa những cử nhân luật nà y đã rời khỏi trường với sáu khoản nợ.

So sánh số nợ đó với phần lương mà bạn dự đoán sẽ tăng trong tương lai. Shapiro so sánh điều đó với bất kỳ hình thức mua bán nào mà bạn đã từng thực hiện. Ví dụ, khi bạn xin vay thế chấp, bạn phải biết tỉ lệ nợ trên thu nhập của mình để quyết định xem có nên mua nhà đắt hơn số tiền bạn có thể chi trả hay không. Tương tự đối với trường sau đại học. "Nếu bạn dự định tiêu tốn $50,000 một năm để trở thành một nhà văn sáng tạo chỉ kiếm được $28,000 một năm, bạn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để chi trả những khoản nợ đó," Shapiro cho hay. Thêm vào đó, những khoản nợ sinh viên có thể sẽ ngăn bạn đạt được những mục tiêu tài chính khác, ví dụ như tiết kiệm tiền mua nhà, mua xe mới hoặc cho một kì nghỉ trong mơ.

3. Tôi còn phải tính đến những chi phí cơ hội nào nữa?

Sẽ có những thứ mà bạn phải từ bỏ khi nhấn nút tạm dừng cho sự nghiệp của mình. "Những năm không làm việc cũng đồng nghĩa với những năm không tiết kiệm cho lương hưu," Shapiro cho biết, cũng như thời gian mà bạn không có thêm thu nhập qua những lần tăng lương hay thăng chức. Hơn nữa, nếu như tấm bằng bạn muốn có liên quan đến nghề nghiệp hiện tại của bạn,

luôn luôn có khả năng rằng công ty sẽ hỗ trợ chi trả học phí nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc cho họ – số tiền mà bạn sẽ không phải vay mượn. "Nếu bạn có thể thuyết phục chủ lao động chi trả học phí, điều đó có thể cải thiện những gì bạn nhận được từ tấm bằng đó."

Thái Hải (SSDH) – Theo Scholarship Planet

Share.

Leave A Reply