6 điều cần xem xét khi đi du học

0

SSDH – Đối với những du học sinh, có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp trong suốt quá trình đi học để chắc chắn rằng đó là lựa chọn đúng đắn. Du học là tiếp thu những kiến thức đa dạng được tập hợp bởi những điều khác nhau từ nhiều nước khác nhau. Như thế có nghĩa du học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn và bản thân có thể tìm ra điều phù hợp với họ.

 

Sau đây là 10 câu hỏi đặt ra cho bản thân bạn khi đi du học:

 

6 điều cần xem xét khi đi du học

 

Tôi có thể xa nhà trong bao lâu?

 

Ngay cả những người rất gần gũi gắn bó với gia đình, bạn bè và quê hương cũng sẽ dần thích nghi với môi trường du học ở ngoài nước, kết bạn với nhiều người mới và ngày càng trở nên độc lập hơn trong suốt thời gian du học. Tuy nhiên, nếu bạn mong trở về thì hãy nghiên cứu tới những khoá học ngắn hạn hơn là việc lựa chọn du học suốt 3 – 4 năm để tốt nghiệp 1 bằng đại học, hoặc kéo dài thời gian sau tốt nghiệp với việc học thạc sỹ hay tiến sỹ.

 

Tôi là người thành phố hay dân quê?

 

Điều này trước đây chưa thực sự được quan tâm đến, tuy nhiên một số người lại rất quan tâm. Nhịp sống hối hả nơi thành phố có thể là áp lực đối với một số người này nhưng lại là điều thú vị đối với người khác. Trong khi đó, cuộc sống bình lặng ở nông thôn có thế khiến một số người nhàm chán nhưng lại khiến nhũng người khác hạnh phúc. Vì vậy, hãy xem xét các tiêu chí về giải trí và phương tiện đi lại làm yếu tố chính cho cuộc sống hằng ngày của bạn tại một đất nước mới.

 

Tôi có thể ở cùng phòng với bạn khác không?

 

Văn hoá trong các khuôn viên của trường đại học khác nhau theo từng quốc gia. Các sinh viên Úc sẽ cảm thấy mình có khả năng sống ở bên ngoài trong khi các trường đại học Anh lại dành nhiều không gian trong khuôn viên nhà trường để sinh viên sinh sống (Ít nhất là cho sinh viên năm thứ nhất). Cách quy định về chỗ ở cũng khác nhau đối với các sinh viên muốn ở chung phòng với các sinh viên đến từ các quốc gia khác, như Mỹ hay Hồng Kông. Bạn có chấp nhận điều này, đặc biệt nếu bạn là người sống nội tâm, bạn có thể sống chung với những người lạ ngay từ đầu không?

 

 Nếu bạn sống chung nhà hoặc căn hộ với những người khác thì hãy xác định xem bạn có thể ở với tối đa bao nhiêu người? Bạn muốn sống chung với nhiều người để có nhiều sự trải nghiệm thú vị hay chọn ở chung ít người thôi?

 

“Tôi có thể tự nấu ăn?”

 

Một số khu ký túc xá sẽ phục vụ ăn uống, bao gồm bữa tối (và đôi khi cả bữa sáng) trong tiền thuê nhà. Việc này khiến bạn không phải mất thời gian, bận rộn với việc nấu ăn cho mình, tuy nhiên thực đơn rất ít thay đổi, có thể là một vài tuần hoặc cả tháng. Thực đơn có thể thay đổi theo mùa và sẽ có những thực đơn ăn chay, khi đó bạn buộc phải ăn theo mọi người. Sẽ thú vị hơn nếu bạn có thể tự nấu vì với việc nấu nướng, bạn sẽ học được những món mới. Đó cũng là cách để bạn trở nên tự lập hơn vì nấu nướng là một kỹ năng cuộc sống cần thiết để đáp ứng những nhu cầu và cũng là sự thư giãn cho bạn.

 

“Tôi có thể theo đuổi đam mê nghề nghiệp?”

 

Định hướng về nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ chú trọng nhiều hơn về chương trình học cho nghề nghiệp mình lựa chọn. Vì vậy, bạn nên học ngành gì đó mà mình đam mê, sau đó bạn sẽ học ngành này sâu hơn trong một khoảng thời gian cụ thể cùng với những người thực sự biết về công việc này. Bạn không những phải theo kịp họ mà còn phải hứng thú với việc học của mình. Tất cả điều này yêu cầu phải có ý tưởng về lĩnh vực mà bạn mong muốn theo đuổi trước khi bạn bắt đầu học. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn thay đổi con đường mình đi mặc dù nó có thể không đơn giản. Nếu bạn chọn sở thích/đam mê hơn là mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể ứng dụng kỹ năng của bạn vào những nghề nghiệp khác như thế nào? Liệu những kỹ năng hay sự hiểu biết của bạn có thể thực hiện ở những lĩnh vực khác không?

 

“Lựa chọn công việc nào?”

 

Một số đất nước hay vùng lãnh thổ phát triển về các ngành công nghiệp sẽ giúp cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng tìm được việc làm hơn. Ví dụ, nhiều ngành kinh doanh có trụ sở chính ở London khiến cho thành phố này hấp dẫn các sinh viên tốt nghiệp trong ngành tài chính và kinh doanh. Nếu bạn hy vọng ở lại khi kết thúc việc học, hãy tìm một công việc liên quan đến bằng cấp của bạn để có thể dễ dàng hơn trong việc xin thị thực.

 

Việt Phương (SSDH) – Theo Hotcoursesabroad

Share.

Leave A Reply