SSDH – Đi ra nước ngoài là một trong những hoạt động xa xỉ không hề rẻ trong cuộc sống. Cho dù, đi học hay đi du lịch giải trí, bạn đều buộc phải tính toán ngân sách cho quá trình đi. Nếu bạn lập kế hoạch thực hiện theo nó, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm những chuyến đi mà không phải chi trả quá sức.
Bạn hãy thực hiện theo 6 bước sau đây:
Bước 1: Hoàn chỉnh bố cục “bức tranh tài chính lớn” của bạn: Trước khi tính toán đến ngân sách học tập tại nước ngoài bạn cần phải biết mình sẽ tiêu bao nhiêu tiền trong suốt chuyến đi. Dù việc chi tài chính cho chính bạn hoặc với sự giúp đỡ của gia đình hay bạn bè, bạn vẫn cần biết tổng chi phí hết bằng để dễ dàng liệt kê ra các chi phí sau này.
Bước 2: Đổi tiền ngoại tệ: Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên vì sự chênh lệch lớn giữa tỉ giá các đồng tiền. Trước khi đổi tiền, bạn đánh dấu trong danh sách chi phí xem mục nào cần đổi sang đồng tiền ở đất nước bạn đến. Hiện nay, có rất nhiều các trang mạng cho phép bạn đổi tiền với mức chênh lệch không nhiều.
Bước 3: Lập danh sách những mục chi tiêu thiết yếu của bản thân bạn: Những thứ thiếu yếu như: Nhà ở, thực phẩm, phương tiện di chuyển. Phải tính toán chi phí dành cho những nhu yếu phẩm cần thiết trước khi tính đến những chi phí giải trí. Việc ra nước ngoài học tập có thể bạn sẽ được nhà trường sắp xếp sẵn vài địa điểm chọn ở. Hãy kiểm tra xem gói hỗ trợ tài chính hiện tại của bạn có cho phép bạn được sử dụng trong khi học ở nước khác không? Nếu được, chi phí hỗ trợ có thể bao gồm cả chi phí ở trong khuôn viên trường bạn chọn học. Bạn cũng nên dành khoảng 10-15% trong tổng số chi phí phòng cho trường hợp bất trắc.
Bước 4: Mang theo thẻ sinh viên SID: Đây là thẻ sinh viên và là thẻ giảm giá các mặt hàng dành cho mọi sinh viên có thể giúp bạn tiết kiệm hàng trăm đô la từ các dịch vụ như: vé vào bảo tàng, đi lại trên phương tiện công cộng, ăn uống – bạn có thể tiết kiệm được vài trăm đô la bất cứ nơi nào bạn đi! Tuy nhiên, bạn chắc chắn phải tìm hiểu mọi loại dịch vụ khác nhau và chọn cho mình dịch vụ tốt nhất nhé.
Bước 5: Lập danh sách những điều bạn muốn: Sau khi xác định những thứ bạn cần, bây giờ xác định những thứ bạn muốn. Rõ ràng, bạn đang ở một đất nước mới, bạn muốn chiêm ngưỡng và trải nghiệm mọi thứ. Để tính toán được “khoản chi phí giải trí” thích hợp, bạn nên xem xét những vấn đề sau:
Muốn đi chơi thăm thú:
Ở một đất nước mới có rất nhiều nơi để bạn khám phá, bạn cần lên kế hoạch trước khi khám phá để đảm bảo chi phí đi lại, ăn ở và vé vào cổng cho chuyến đi thật tốt.
Đi chơi tối với bạn mới:
Tất nhiên, hầu hết những ngày học tập hoặc đi thăm thú ở nước ngoài, bạn muốn có một khoản tiền chi tiêu với những người bạn mới. Hãy dành một khoản tiền nhỏ cho các hoạt động phát sinh khi bạn đang ở nước ngoài.
Muốn mua quà lưu niệm:
Có thể bạn muốn mang một số quà tặng thú vị dành cho bạn bè và gia đình và cho chính mình. Hãy kiểm tra những món quà có thể mua và tiết kiệm một khoản nhỏ để mua chúng.
Bước 6: Quản lý ngân sách của bạn: Vậy là bạn đã có một ngân sách cần thiết cùng khoản tiền dự phòng rủi ro và những khoản tiền dành cho các hoạt động khác nhau. Tất cả việc cần làm bây giờ là thực hiện theo đúng kế hoạch ngân sách. Giữ lại bản copy ngân sách khi ở nước ngoài đảm bảo bạn tuân thủ theo kế hoạch. Tiết kiệm các hóa đơn và theo dõi chi tiêu sẽ giúp bạn chi tiêu đúng và không quá tay.
Việt Phương (SSDH) – Theo Studyabroad.com