Bí quyết tìm chỗ ở

0

SSDH – Tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình tìm kiếm tới 25 địa điểm chỉ để chọn lấy một điểm. Tôi đang tìm kiếm một căn hộ có thể sống với bạn cùng độ tuổi ở khu trung tâm và giá cả hợp lý.

 

Trước tiên, tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin trên trang web chuyên về nhà ở rồi từ web này tôi tìm thấy 2 rồi 4 web tương tự. Không dừng ở đó, tôi cũng đăng quảng cáo trên 3 trang web khác nhau. Tôi đã thấy tất cả các loại nhà ở và cả con người, có cả người 50 tuổi chấp nhận cho tôi ở trong lúc họ vẫn đang ăn vận đồ lót và dường như những căn phòng cho sinh viên thuê gần phòng ngủ của họ (phòng đó còn gọi là phòng khách).

 

Tôi đã lưu lại tất cả các số điện thoại, kể cả điện thoại của những phụ nữ sống chung với con gái ở ngoại ô thành phố hay những người thích nói với tôi toàn bộ cuộc sống của họ trên điện thoại. Thực ra đó, cũng là một trải nghiệm thú vị.

 

 Bí quyết tìm chỗ ở

 

Cuối cùng, sau 2 tuần tìm kiếm, tôi cũng chấm một căn phòng rất gần trung tâm mà giá thành hợp lý. Phòng này ở tầng 4 không có thang máy, không có ánh sáng và không có lò sưởi vì nó nằm trong căn hộ không có phòng khách hoặc không có không gian chung và đôi khi còn có rệp bò trong nhà bếp, nhưng tôi vẫn nghĩ mình là người may mắn, phải không các bạn? Căn phòng tầng 4 giờ là không gian nhỏ của tôi. Và lý do duy nhất để giải thích là bởi vì tôi đã đến đây đầu tiên và nói “Tôi muốn ở phòng này”.

 

Dù sao, tôi vẫn muốn chia sẽ một chút ít kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nhà ở cho các bạn, mời các bạn tham khảo 7 chú ý quan trọng sau:

 

1. Sớm bắt đầu tìm kiếm và ghi lại những kết quả tìm được. Liên lạc với các chủ nhà càng sớm càng tốt và cố gắng là người đầu tiên đến xem nhà.

 

2. Truy cập tất cả các trang web mà bạn có thể tìm kiếm thông tin. Từ những trang thông dụng nhất đến những trang ít người truy cập nhất. Bạn không bao giờ biết được những gì bạn sẽ gặp phải (nhà trường có thể giúp bạn một tay nhưng hãy nhớ rằng, việc tìm kiếm một chỗ ở phụ thuộc vào bạn). Bạn nên tham khảo một số trang web tốt như trang chỗ ở dành cho sinh viên (Vương quốc Anh), hay trang Gumtree and Nido.

 

3. Đăng quảng cáo chi tiết những gì bạn đang tìm kiếm. Chẳng có vấn đề gì nếu bạn cung câp thông tin rõ ràng, bạn sẽ vẫn nhận được điện thoại thông báo là không có chỗ nào phù hợp với bạn nhưng cứ đăng tin biết đâu bạn may mắn.

 

4. Cố gắng tìm những người bạn cũng đang có nhu cầu tìm chỗ ở giống bạn vì nhờ họ bạn có thể tìm được những căn hộ cùng nhau. Nếu không thể có lựa chọn nào khác, bạn có thể đề nghị nhân viên phụ trách nơi ăn chốn ở cho sinh viên của trường đại học thông tin cho bạn hoặc có thể đăng tin tìm bạn ở cùng dưới tiêu đề “tìm kiếm phòng trọ” trên web của trường đại học

 

5. Nhận thức về rào cản ngôn ngữ: Nếu bạn nói tiếng khu vực bạn muốn chuyển đến thì cơ hội tìm kiếm được chỗ ở càng nhiều.

 

6. Càng tìm kiếm nơi ở, bạn càng mở rộng được tầm nhìn. Nếu ngay từ đầu bạn không thích điều gì đó thì đừng cố gắng thuyết phục mình phải thích, vì bạn sẽ không bao giờ thích điều đó được. Bạn nên hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt, có thể là các câu hỏi về hóa đơn, sự an toàn của nơi ở, tiền đặt cọc, tình trạng nơi ở…

 

7. Nếu mọi người đang sống ở căn hộ là người quyết định ai sẽ ở lại, hãy cố gắng thân thiện với họ. Tình huống này giống như một cuộc phỏng vấn xin việc. Có vài nơi tôi rất thích nhưng bị từ chối và tôi muốn nói với bạn rằng, điều đó rất đáng buồn. Nhưng đừng bao giờ mất hy vọng!

 

Việt Phương (SSDH) – Theo Hotcoursesabroad

Share.

Leave A Reply