Cách hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ đánh giá ứng viên

0

Sẵn sàng du học – Những ứng viên có hồ sơ ấn tượng, nhân cách tốt, mong muốn đóng góp cho cộng đồng… dễ thu hút hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ. Hầu hết học sinh ứng tuyển vào các trường đại học Mỹ đều thắc mắc “Nhà tuyển sinh mong muốn điều gì ở ứng viên?”. Dưới đây là danh sách những điều các nhà tuyển sinh đại học Mỹ thường không tiết lộ trong lá thư chấp thuận hoặc từ chối ứng viên.

Hội đồng tuyển sinh đưa ra rất nhiều tiêu chí để chọn được ứng viên phù hợp.

Hội đồng tuyển sinh đưa ra rất nhiều tiêu chí để chọn được ứng viên phù hợp.

1. Nhà tuyển sinh theo dõi lịch sử liên lạc giữa bạn/ cha mẹ bạn với nhà trường

Học sinh, phụ huynh hoặc người bảo hộ liên lạc với văn phòng tuyển sinh các trường Mỹ nếu không lịch sự có thể dẫn đến kết quả tiêu cực. Tuyển sinh đại học là quá trình căng thẳng, nhưng điều đó không có nghĩa bạn được quyền thô lỗ hoặc thúc ép người khác.

“Khi một đồng nghiệp đặt điện thoại xuống và kêu lên ‘người đó thật thô lỗ’, tôi sẽ hỏi ngay đó là ai và khi đã nhận diện được học sinh, một lưu ý sẽ được lưu lại trong hồ sơ”, Jose Roman,cựu trợ lý giám đốc tuyển sinh tại Đại học Yale cho biết.

2. Mỗi hồ sơ chỉ có vài phút để tạo ấn tượng

Erica Curtis, cựu nhân viên phòng tuyển sinh tại Đại học Brown cho biết, bà phải đọc 5 hồ sơ ứng tuyển mỗi giờ, tương đương 12 phút mỗi bộ. “Trong 12 phút đó, chúng tôi xem xét đơn đăng ký, điểm thi chuẩn hóa, học bạ trung học, bài luận cá nhân và nhiều bài tiểu luận bổ sung”, bà nói.

Điều này đồng nghĩa bạn nên xây dựng bộ hồ sơ một cách phù hợp nhất. Đừng đưa bài luận vào phần thông tin bổ sung, đừng đính kèm sơ yếu lý lịch nếu thông tin này đã tồn tại trong danh sách các hoạt động ngoại khóa, cũng đừng gửi cho trường bốn thư giới thiệu bổ sung. Các trường đại học top đầu của Mỹ thường không có thời gian để đọc chúng.

Ứng viên sẽ có nhiều cơ hội được nhận hơn khi nhận lời tham gia phỏng vấn.

Ứng viên sẽ có nhiều cơ hội được nhận hơn khi nhận lời tham gia phỏng vấn.

Ngoài ra, hồ sơ của bạn cũng cần nổi bật. Một cựu chuyên gia tuyển sinh ĐH Stanford cho biết: “Tại Stanford, khi đọc các bộ hồ sơ chúng tôi thường sử dụng một từ viết tắt ‘SP’ (standard positive – giỏi tiêu chuẩn), để đánh dấu học sinh đó có hồ sơ ứng tuyển khá nhưng đáng tiếc chỉ dừng ở mức tiêu chuẩn”.

3. Chọn người phù hợp chứ không phải xuất sắc nhất

Trước khi ứng viên nhận được thư mời nhập học chính thức, hồ sơ của người đó có thể được chuyển từ “danh sách được nhận” đến “danh sách trì hoãn” hoặc “danh sách chờ” và ngược lại. Thực tế, mỗi cán bộ tuyển sinh thường phải lựa chọn ra vài bộ hồ sơ trong số hàng trăm hồ sơ họ đã đọc và khi đó họ rất muốn ủng hộ các ứng viên của mình. “Nhưng người có quyết định sau cùng là trưởng phòng tuyển sinh – người mong muốn tạo ra một hệ thống sinh viên phong phú, đa dạng hội đủ những gì cộng đồng sinh viên đang còn thiếu”, Natalia Ostrowski, cựu trợ lý giám đốc tuyển sinh tại đại học Chicago cho biết.

Vì thế ngay cả khi bạn xây dựng một hình ảnh tốt cho bản thân thông qua bộ hồ sơ, bạn vẫn có thể không được tuyển.

4. Cá tính của bạn rất quan trọng và hãy thể hiện trong hồ sơ

“Là một nhân viên tuyển sinh, tôi thường phân tích tính cách của từng ứng viên khi đọc hồ sơ. Thông qua một bài tự luận, tôi có thể thấy ứng viên đó tỏ ra kiêu ngạo, ích kỷ, hay hài hước, duyên dáng, hào phóng và tôi đều viết những tính từ đó vào trong ghi chú”, Angela Dunnham, cựu trợ lý giám đốc tuyển sinh tại Đại học Dartmouth cho biết.

Cũng theo Angela Dunnham, đối với ban tuyển sinh các trường đại học hàng đầu Mỹ, chỉ thông minh thôi chưa đủ. Ứng viên còn phải thể hiện họ sẽ là những người bạn học tốt và là người có mong muốn đóng góp cho cộng đồng.

5. Tham gia phỏng vấn nếu có thể

“Nếu bạn được chỉ định tham gia phỏng vấn với một cựu sinh viên của Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT), bạn nên tận dụng cơ hội này. Cơ hội được nhận sẽ tăng cao hơn cho những ứng viên biết tận dụng cuộc phỏng vấn”, Vincent James, cựu trợ lý giám đốc tuyển sinh tại MIT chia sẻ.

6. Đừng quên đặt câu hỏi

Việc trò chuyện với một nhà tuyển sinh chỉ diễn ra tốt đẹp khi bạn thể hiện được sự quan tâm tới ngôi trường mà bạn đang nộp hồ sơ. Bạn cần cho thấy điều đó thông qua các câu hỏi về những chương trình học mới, chương trình ngoại khóa hay các hướng nghiên cứu khoa học mà trường đang quan tâm.

Nếu không có cơ hội tham gia phỏng vấn, bạn cũng cần thể hiện sự quan tâm của mình thông qua các bài luận với chủ đề “Tại sao bạn lại chọn ngôi trường này?” trong bộ hồ sơ ứng tuyển. Điều đó giúp hội đồng tuyển sinh sáng tỏ việc bạn có phải sinh viên phù hợp với cộng đồng của họ hay không.

Trích nguồn: American Study

Share.

Leave A Reply