SSDH – Hiệp hội đại diện cho các trường đại học trọng điểm liên bang cho biết nhóm trường đại học British Columbia, Canada đang lên kế hoạch thu hút gần 50,000 du học sinh quốc tế vào năm 2015. Và như vậy, các trường thành viên của B.C sẽ phải tìm ra các phương án để phân bổ thị phần hợp lý theo chỉ tiêu mới.
Chủ tịch của Hội đồng các trường đại học nghiên cứu, bà Robin Ciceri thì cho rằng “Đó là một trong những câu hỏi đặt ra mà chúng tôi cần phải xem xét”. Bà cũng là người phản ứng lại với tuyên bố của Thủ tướng Christy Clark về các chính sách kinh tế thu hút du hoc sinh nước ngoài. Bà nhấn mạnh rằng sinh viên trong nước cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Hiệp hội này đại diện cho các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu của B.C, bao gồm Đại học Simon Fraser, Đại học British Columbia, Đại học Victoria và Đại học Northern British Columbia.
Mới đây, Thủ tướng Clark đã phát biểu tại trường Đại học Thompson Rivers ở Kamloops rằng British Columbia sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 50% trong vòng 4 năm tới, như vậy với số lượng tuyển sinh 94.000 sinh viên mỗi năm hiện nay thì sẽ tăng thêm 47.000 đến cuối năm 2015.
Một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục đại học phân tích cụ thể con số 94.000 là bao gồm: 39.000 hệ cử nhân, 43.000 thuôc các chương trình ngắn hạn mà chủ yếu là các trường về ngôn ngữ và 12.000 thuộc hệ K-12.
Ông John Hepburn, phó chủ tịch phụ trách mảng quốc tế cho các trường Đại học British Columbia và đồng thời cũng là nhà nghiên cứu cho biết trường của ông sẽ biết cách phân bổ chỉ tiêu hợp lý. Tuy nhiên, ông lo ngại về khả năng thu hút sinh viên các ngành kinh doanh và nghệ thuật của các trường.
Ông cũng lưu ý rằng UBC trước chỉ tiêu tuyển sinh mới với 45.000 là sinh viên khóa full time thì sẽ không đơn giản chút nào để đạt được những mục tiêu mà Bà Clark đã đưa ra.
Ngoài ra, thủ tướng cũng đề cập đến cam kết tạo thêm công ăn việc làm ở đây. Bà phát biểu rằng với số lượng sinh viên quốc tế hiện thời đã tạo thêm 22.000 việc làm ở Canada và đóng góp 1,25 tỉ đô vào nền kinh tế của bang. Như vậy, ước tính lượng du học sinh quốc tế tăng 10% thì sẽ có 1800 việc làm mới và đưa lại 100 triệu đô Canada để đẩy chỉ số GDP của bang tăng lên đáng kể.
Khi nói đến các chiến lược thúc đẩy du học sinh đến Canada, Bà Clark hứa sẽ thành lập một Hội đồng giáo dục quốc tế, tập hợp chín văn phòng thương mại quốc tế của BC để tập trung nỗ lực cao nhất. Và trong chuyến thăm Ấn Độ và Trung Quốc vào tháng 11 tới, ngoài các kế hoạch làm việc về thương mại bà hứa sẽ quảng bá cho B.C là điểm đến hấp dẫn và tiềm năng cho du học sinh. Bà còn nói thêm rằng “Tôi sẽ đến những nơi đó để quảng bá cho các trường đại học của chúng ta theo một cách khác biệt không giống như trước đây.”
Bà Clark cho biết chi phí cho toàn bộ dự án sẽ sớm được công khai sau khi bà công bố toàn bộ chi tiết về chương trình việc làm của mình. Nhưng chính phủ tuyên bố là đã huy động được nguồn tài chính từ các chi phí hiện thời.
Bộ trưởng bộ giáo dục đại học, bà Naomi Yamamoto cho rằng, chương trình thu hút sinh viên quốc tế sẽ giúp hồi lại chi phí bởi sinh viên nước ngoài hệ cử nhân ở đây sẽ phải đóng học phí gấp 4 lần so với sinh viên trong nước. Riêng trường Đại học Thompson Rivers đã gặt hái 1,2 triệu đô doanh thu từ nguồn du học sinh quốc tế vào năm ngoái và tăng 25% các chương trình đào tạo cho sinh viên.
Nhà phê bình tài chính thuộc NDP (Chương trình phát triển đất nước), Bruce Ralston thì cho rằng quả là khó để dung hòa với những hạn chế tài chính khi mà Bộ trưởng Tài chính Kevin Falcon tuyên bố chính phủ sẽ tăng thuế HST.
Tuy nhiên, Bà Yamamoto đã phủ nhận những nhận xét của NDP và nói rằng “những tuyên bố vừa rồi chỉ là nhắc lại cam kết của năm 2008 . Chúng tôi đang tập trung nỗ lực để đưa ra những sáng kiến mới mẻ để áp dụng.
Thành viên của hiệp hội các trường đại học dự kiến sẽ có cuộc nói chuyện với chính phủ về kế hoạch này với mong muốn sẽ xem xét năng lực phù hợp để mỗi trường thành viên có được chiến lược riêng để ứng phó những vấn đề trên.
Ngoài ra thủ tướng cũng tuyên bố sẽ sử dụng tiền một cách hiệu quả hơn cho thị trường lao động và các chương trình đào tạo.
Lê Minh – Theo nguồn “The globe and mail”