Câu chuyện du học và luận bàn về cáo buộc du học sinh không về Việt Nam làm việc là “không yêu nước”?

0

Sẵn sàng du học – Về giáo dục đã có rất nhiều bàn luậ trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu hỏi Bộ trưởng giáo dục về số tiền được chuyển ra nước ngoài mỗi năm cho nhu cầu du học và con số 4 tỷ USD được đưa ra.

Đây là con số được nhắc đến như một loại chi phí, từ đó phát sinh nhiều câu hỏi: Tại sao những người được đầu tư cho ăn học với khoản tiền khổng lồ như vậy nhưng rồi lại không về Việt Nam, đây chẳng phải là thiệt hại to lớn cho nước nhà hay sao?

Đi du học về bạn sẽ có dịp trải nghiệm nền văn hóa của nhiều quốc gia từ các sinh viên quốc tế

Đi du học về bạn sẽ có dịp trải nghiệm nền văn hóa của nhiều quốc gia từ các sinh viên quốc tế

Trước những vấn đề này, chị Nguyễn Thị Khánh Huyền đã có những chia sẻ.Chị Huyền cho hay, sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ ở Mỹ, chị nhận được nhiều câu hỏi rằng có về Việt Nam làm việc hay không và khi nào về. Thậm chí có người còn hàm ý, đi nước ngoài suốt như thế thì ở Việt Nam lúc nào đâu mà đóng góp, rồi chuyển sang chuyện người tài đi hết thì để Việt Nam lại cho ai….

Và rồi khi biết chị Khánh Huyền chưa có ý định làm việc tại Việt Nam, không ít người đã lập tức biến chị trở thành một trong vô vàn ví dụ của của hiện tượng chảy máu chất xám.

Được biết, trong buổi giao lưu với học sinh trường THCS Ngôi sao tại TP HCM, Nguyễn Thị Khánh Huyền từng được một phóng viên hỏi: “Liệu em có sợ mọi người sẽ nghĩ em không yêu nước nếu em sống và làm việc ở nước ngoài?”.

Với Khánh Huyền, câu hỏi này khiến chị không khỏi suy nghĩ về việc liệu yêu nước và sống ở nước ngoài có mâu thuẫn với nhau như cách nhiều người mặc định hay không. Và cỏ vẻ như “chảy máu chất xám” từ trước đến nay luôn là cụm từ mang tính tiêu cực. Chính điều này vô tình khiến chị Huyền cảm thấy mình như là một “tội đồ” khi không về Việt Nam làm việc.

Với những người sống ở nước ngoài đồng nghĩa với việc họ sẽ đóng thuế ở nước ngoài, tiêu tiền ở nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế cho nước ngoài. Đây có thể xem như là những tác hại.

Tuy nhiên, việc nhìn nhận vấn đề chảy máu chất xám mà chỉ dựa trên những tác hại thì quá đơn giản và phiến diện. Khánh Huyền chia sẻ, có thể thấy mọi người đang nhìn nhận vấn đề này dự trên quan điểm sai lầm rằng cứ ai ở nước ngoài là quê nhà “mất đứt” con người đó, bộ óc đó.

Với Nguyễn Thị Khánh Huyền, một người vừa ra trường với tấm bằng ngành Trí tuệ nhân tạo, Việt Nam không có một phòng nghiên cứu nào có thể giúp chị tận dụng hết kỹ năng của mình, cũng không có chuyên gia đầu ngành nào để chị có thể làm việc cùng và học hỏi. Còn tự làm nghiên cứu thì bản thân chị còn quá non.

Và chính vì những điều trên, lựa chọn duy nhất cho chị tại thời điểm này là làm việc ở một trung tâm nghiên cứu lớn trên thếgiới, đóng góp cho nước nhà qua những dự án cá nhân, từ đó chờ đến thời điểm thích hợp để quay trở về.

Có thể thấy đã có rất nhiều những người Việt Nam dù sống ở nước ngoài, làm việc ở nước ngoài những vẫn có những đóng góp cho nước nhà. Điển hình có thể thấy rõ là GS Ngô Bảo Châu.

GS Ngô đã làm tạp chí toán Pi cho trẻ em, mở vườn ươm với 3.000 cuốn sách ở vịnh Hạ Long, và cũng là một trong những người khởi xướng dự án Cùng đọc sách. Hay như tổ chức VietSeeds, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp học bổng, hướng nghiệp cho các bạn sinh viên Việt Nam, được thành lập bởi các cựu du học sinh Việt Nam ở Mỹ… danh sách này còn rất nhiều nữa.

Như vậy có thể thấy, dẫu có làm việc ở nước ngoài nhưng hầu hết những người này vẫn gửi tiền về Việt Nam, để giúp gia đình, hoặc đầu tư vào các công ty ở Việt Nam.

Con số thống kê của Ngân hàng Thế giới có thể minh chứn cho điều này. Theo đó, ước hơn 13 tỷ USD kiều hối đã đổ về Việt Nam trong năm 2017. Và Việt Nam luôn nằm trong top 10 quốc gia có kiều hối lớn nhất toàn cầu.

Ngoài những điều trên, Nguyễn Thị Khánh Huyền còn cho rằng, chảy máu chất xám cũng có một lợi ích nữa cần nói đến, đó là truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Theo đó, chính sự thành công của người Việt trên trường quốc tế là bằng chứng để các bạn trẻ thấy chúng ta đều có thể sánh vai với nhân tài khắp nơi. Chính họ trở thành động lực để các bạn trẻ Việt Nam chủ động học hỏi, tìm kiếm cơ hội vươn xa trên trường quốc tế.

Thế mới nói, thay vì chê trách người tài không chịu về Việt Nam để xây dựng đất nước, chúng ta trước hết cần phải thay đổi định nghĩa về “người tài”. Phải làm sao để không phải cứ được giáo dục ở nước ngoài mới là người tài.

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Canada

Share.

Leave A Reply