Chuyên gia nói về kế hoạch cắt giảm du học sinh và thị thực làm việc tại UK

0

SSDH – Trước phát biểu của bà Amber Rudd, Bộ trưởng Bộ nội vụ Vương quốc Anh, về dự dịnh cắt giảm số lượng sinh viên quốc tế và thị thực làm việc tại Vương quốc Anh, Hotcourses Vietnam đã liên hệ với đại diện hai công ty tư vấn du học Anh uy tín, ông Nguyễn Mạnh Cường (INDEC) và bà Đinh Ngọc Anh (Blue Ocean) để lắng nghe ý kiến của chuyên gia trong ngành về những thay đổi có thể diễn ra trong thời gian tới.

1

Anh/Chị có thể tóm tắt những nội dung chính của kế hoạch cắt giảm số lượng sinh viên quốc tế và thị thực làm việc tại UK mà Bộ nội vụ Vương Quốc Anh công bố gần đây?

Bà Ngọc Anh: Sự kiện Brexit (Anh rời EU) đã gây chấn động trên thế giới, nhiều câu hỏi về tương lai của nước Anh sau sự kiện này được đặt ra. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Đảng Bảo thủ diễn ra tại Birmingham vào tháng 9/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, bà Amber Rudd, đã nêu ra những điểm chính trong kế hoạch này, bao gồm: quy định thị thực du học 2 cấp độ, gắn với chất lượng trường đào tạo và khóa học, hạn chế các trường và khóa học kém chất lượng; cắt giảm visa làm việc và thành lập quỹ kiểm soát nhập cư có ngân sách đến 140 triệu bảng. Bà Amber Rudd cho rằng hệ thống chính sách hiện hành đang “ưu ái” các cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên quốc tế sau khi học xong, cho phép họ cũng như người nhà có thể làm bất kỳ công việc gì tại Anh; do đó cần phải được thay đổi để chỉ tạo cơ hội cho những nhân tài tốt nghiệp từ những trường ĐH tốt nhất Vương quốc Anh, và “các lao động nhập cư không thể lấy mất cơ hội công việc mà dân Anh có thể làm”.

Để tạo động lực mới cho việc cắt giảm số lượng SV quốc tế ngoài châu Âu (chiếm 167,000 trong số 600,000 người nhập cư mới mỗi năm vào Vương quốc Anh), các công ty cũng phải sẽ bị giám sát khắt khe trước khi được cấp phép tuyển lao động từ nước ngoài, nhằm giảm thiểu người nhập cư xuống mức “bền vững” là 327,000 người nhập cư mỗi năm.

2

Các trường ĐH tại UK đã có những phản ứng như thế nào trước thông tin này?

Bà Ngọc Anh: Rất nhiều ý kiến phản hồi từ các trường ĐH không đồng tình với những thông tin bà Amber Rudd đưa ra trong bài phát biểu. Họ cho rằng những nhận định bà về chính sách thị thực du học hiện hành thể hiện sự “thiếu thông tin một cách trầm trọng”, “dường như bà không biết được có bao nhiêu trường đại học tại Anh Quốc” hay bà “không hiểu rõ về những quy định hiện hành” về thị thực du học và nhập cư mà bà là người đang giữ trọng trách – bởi quy định hiện hành đã khá là siết chặt với sinh viên quốc tế ngoài Châu Âu như: yêu cầu trình độ tiếng Anh chứng thực bằng loại bài test quy định (SELT), chính sách giới hạn  thời gian 5 năm cho sinh viên quốc tế học bậc đại học tại Anh, quy định chứng nhận và kiểm soát khắt khe  tư cách“Highly Trusted Sponsor” đối với các trường để được phép tuyển sinh sinh viên quốc tế.

Hay còn có ý kiến cho rằng bà  “không đánh giá được sự đóng góp to lớn của sinh viên quốc tế vào các trường đại học và thành phố mà họ cư trú”, “mỗi năm sinh viên quốc tế đóng góp 8 tỷ bảng vào nền kinh tế Anh, tạo ra hàng chục nghìn cơ hội việc làm.

Ông Mạnh Cường: Các trường đại học ở Vương quốc Anh, mặc dù bất ngờ về việc Brexit, nhưng nhìn chung tương đối lạc quan về khả năng thu hút sinh viên quốc tế. Có nhiều lý do để các trường đại học của Anh lạc quan về triển vọng thu hút sinh viên quốc tế ngay cả sau Brexit.

Thứ nhất, Anh có nhiều trường đại học đẳng cấp thế giới cả về nghiên cứu và đào tạo, và chắc chắn chính phủ Anh sẽ phải tiếp tục hỗ trợ cho các trường đại học chất lượng cao này. Thứ hai, sinh viên quốc tế tại Anh đến từ khắp các nước trên thế giới, chứ không phải chỉ từ EU, nên sau Brexit con số sinh viên quốc tế tại Anh khả quan cũng không giảm nhiều. Hơn nữa, việc Anh ra khỏi EU, có thể làm giảm số lượng lớn các sinh viên EU tới Anh nhưng nguồn thu từ học phí của sinh viên EU có thể tăng lên do sinh viên của EU sẽ phải đóng cùng mức học phí so với sinh viên quốc tế. Thứ ba, hệ thống tính điểm visa mới sẽ giúp các trường Đại học ở Vương quốc Anh dễ dàng hơn trong việc thu hút những sinh viên giỏi ở bậc sau Đại học từ mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ EU – một nơi mà do quy định visa từ trước đã hạn chế điều này xảy ra.

Được biết kế hoạch này sẽ áp dụng ở một số trường Đại học và khóa học cụ thể, anh/chị có thể làm rõ điểm này?

Ông Mạnh Cường: Nếu hoạch này được áp dụng thì những trường đại học có chất lượng đào tạo thấp và các khóa học tiếng Anh ngắn hạn tại Anh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Khi còn là Bộ trưởng nội vụ, bà thủ tướng đương nhiệm Theresa May đã cho đóng cửa hàng loạt những trường đại học kiểu này. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên Việt Nam lựa chọn học Đại Học và Cao học tại các trường Đại học trong top 30 – 60 tại Anh, là những trường đã được chuẩn hóa theo quy chuẩn giáo dục của Bộ giáo dục Anh Quốc, vì vậy sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt này.

3

Theo anh/chị, nếu kế hoạch này được hiện thực hóa, UK có còn là điểm đến du học hấp dẫn trong mắt sinh viên quốc tế? Quốc gia nào sẽ “chiếm ngôi” UK để trở thành điểm đến du học số một châu Âu?

Ông Mạnh Cường: Theo tôi, nếu kế hoạch này được hiện thực hóa, Vương quốc Anh vẫn sẽ là điểm đến du học của sinh viên quốc tế bởi chất lượng đào tạo hay cơ sở vật chất vẫn không hề thay đổi. Thậm chí, điều này còn có thể đem lại những điều tích cực khác như sự công bằng trong việc trả học phí nên trường có nhiều nguồn thu hơn để đầu tư vào bảo trì và xây dựng thêm những cơ sở vật chất.

Nhìn nhận theo hướng tích cực, trước mắt kế hoạch này sẽ chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh viên Việt Nam, thậm chí tỷ giá bảng Anh giảm là cơ hội tốt để nhiều bạn quyết định du học Anh với chi phí thấp hơn trước kia. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của kế hoạch này có thể là: những du học sinh Việt Nam mong muốn có việc làm và có cơ hội định cư sau tốt nghiệp sẽ chuyển hướng đi nước khác; tâm lý lo ngại của các bậc phụ huynh và du học sinh khi nhìn nhận những kế hoạch thắt chặt này là một thông điệp không khuyến khích sinh viên quốc tế vào Anh; các trường đại học sẽ cắt giảm ngân sách tuyển sinh và quỹ học bổng dành cho sinh viên Việt Nam khi những quy định thắt chặt ảnh hưởng đến hiệu quả tuyển sinh từ thị trường Việt Nam.

Bà Ngọc Anh: Theo tôi, Vương quốc Anh vẫn là lựa chọn số 1 của nhiều du học sinh quốc tế nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng khi chọn du học tại châu Âu. Hơn nữa, nếu kế hoạch này được hiện thực hóa thì sẽ tác động đến thị trường lao động sau tốt nghiệp nhiều hơn là chất lượng đào tạo, nên có lẽ Vương quốc Anh vẫn là điểm du học hấp dẫn tại châu Âu vì truyền thống đào tạo, lộ trình học phù hợp cũng như chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. Nếu nhìn ở khía cạnh tích cực thì dường như kế hoạch này nhằm sàng lọc những du học sinh có nhu cầu, động cơ và năng lực thật sự xuất sắc đến đây học tập, góp phần tạo nên kết quả đào tạo đầu ra và môi trường học tập cạnh tranh.

6

Hiện nay, Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Ban Nha bắt đầu nổi lên như những điểm đến du học nhiều hứa hẹn. Trong đó, Thụy Điển có tiềm năng trở thành điểm đến “chiếm ngôi” vì nhiều lý do: chất lượng cuộc sống hạng top 5 thế giới, cơ sở vật chất cũng như chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế, tiếng Anh được sử dụng phổ biến; các trường đại học tại Thụy Điển đang tích cực xây dựng các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, nhiều chương trình học bổng định kỳ;  thủ tục nhập học, thị thực không quá khắt khe như ở Vương quốc Anh.

Hiện nay, du học sinh nước ngoài tại Vương quốc Anh có thể ở lại quốc gia này làm việc tốt nghiệp thông qua những điều kiện nào?

Bà Ngọc Anh: Du học sinh quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm công việc và cơ hội tuyển dụng tại các công ty và tổ chức được cấp phép tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Anh Quốc theo 2 loại cấp độ xét duyệt chính:

  • Tier 2 – lao động có tay nghề dài hạn hoặc thường trú
  • Tier 5 – lao động có tay nghề tạm thời, với điều kiện loại hình công việc phải đáp ứng yêu cầu về mức thu nhập và cấp độ tay nghề phù hợp theo quy định như bậc Tiến sỹ, bậc đại học hay bậc cao đẳng nghề. Bạn có thể tham khảo tại trang web của chính phủ Anh về thị thực việc làm.

Du học sinh nước ngoài tại Vương quốc Anh muốn ở lại để làm việc thì cần phải xem kỹ quy định mới nhất của Cục quản lý Thị thực và Xuất nhập cảnh Vương Quốc Anh về việc bạn có thể ở lại làm việc tại Anh sau khi kết thúc khóa học tại đây.

7

Thông thường, sinh viên quốc tế sẽ tìm hiểu và tham vấn chuyên gia tư vấn từ những năm thứ 2, thứ 3 đại học thông tin cập nhật về quy định, chính sách để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Những sinh viên Việt Nam có ý định du học vào năm 2017 có chịu ảnh hưởng từ những quy định này?

Bà Ngọc Anh: Đối với sinh viên Việt Nam, những quy định mới nếu được hiện thực hóa thì có thể cũng có sự ảnh hưởng nhưng sẽ không quá lớn như đối với sinh viên Châu Âu. Trên thực tế, chính sách thị thực du học Vương quốc Anh đã được thắt chặt hơn trong những năm gần đây đối với sinh viên quốc tế ngoài Châu Âu, ví dụ như hủy bỏ chính sách ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp ở cấp độ đại học, quy định về chứng nhận tiếng Anh SELT bắt buộc (như yêu cầu bài thi IELTS UKVI riêng cho du học Anh), quy định gia hạn thị thực du học tại Anh, thời hạn tối đa được phép học ở mỗi bậc học, cắt giảm thời gian làm thêm, áp dụng quy định nộp phí bảo hiểm sinh viên quốc tế cho toàn bộ thời gian học thay vì miễn phí như trước…

Bên cạnh đó, sự kiện Brexit còn khiến cho tỷ giá đồng Bảng Anh – VND giảm khá mạnh, khiến cho chi phí du học Anh cũng giảm đi đáng kể. Theo như tôi được biết, nếu du học ở thời điểm hiện tại (9/2016), các bạn sinh viên Việt Nam có thể tiết kiệm từ 10 – 15% chi phí do tỷ giá giảm.

Ông Mạnh Cường: Các bạn sinh viên Việt Nam có ý định du học vào năm 2017 sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch này. Cụ thể, việc xét duyệt  visa của Đại sứ Quán Anh chắc chắn sẽ chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, những sinh viên có ý định học tập nghiêm túc, thực sự có kiến thức và đã tìm hiểu kỹ về hệ thống giáo dục của Anh cũng như lộ trình học tập của mình tại UK chắc chắn vẫn sẽ được cấp visa. Chính phủ Anh đặc biệt mong muốn sinh viên có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp của mình để có trách nhiệm hơn với việc học và đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như chất lượng đầu ra của sinh viên.

Du học sinh Việt Nam đang học năm cuối tại Vương quốc Anh nên tìm đến những công ty có tính toàn cầu hay bản địa để có cơ hội ở lại làm việc?

Ông Mạnh Cường: Trong giai đoạn thay đổi về cấu trúc kinh tế xã hội này, chưa có những đường lối hay chính sách cụ thể cho sinh viên quốc tế ngoài khu vực EU muốn ở lại UK làm việc. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm chúng ta có thể nhìn ra:

  • Các nhà tuyển dụng tại Anh sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tuyển dụng lao động từ Châu Âu và nước ngoài nên đây chính là cơ hội cho du học sinh tại Anh.
  • Rời khỏi EU có nghĩa chính sách về kinh tế để áp dụng cho các doanh nghiệp lớn nước ngoài tại Anh cũng sẽ có sự thay đổi, và những công ty này có thể sẽ chuyển trụ sở khỏi đất nước này, dẫn đến sinh viên quốc tế nếu muốn làm việc tại nước sở tại trong thời gian tới nên tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty bản địa nhiều hơn.
  • Sẽ có những ủy ban, tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp và các chương trình giúp cải thiện hình ảnh của Vương quốc Anh ở nước ngoài, và chống lại sự phân biệt chủng tộc và bài xích người nhập cư tại Anh. Đây có thể là những cơ hội việc làm trong các lĩnh vực mà bạn chưa từng nghĩ đến.
  • Tuy vậy, những sinh viên có thể đăng ký một công việc có thu nhập cao (high-end jobs) thuộc công ty bản địa hay các doanh nghiệp toàn cầu sẽ không gây cạnh tranh với cơ hội việc làm phổ thông cho người dân tại Anh.

 

Trong bài phát biểu, bà khuyến cáo các doanh nghiệp nước ngoài không nên “chọn những việc mà người Anh có thể làm được”. Những công việc này cụ thể là gì?

Ông Mạnh Cường: Qua tham khảo ý kiến của rất nhiều sinh viên Việt Nam đã ra trường và đang đi làm tại Anh, những công việc mà lao động nhập cư được khuyến khích làm là những ngành nghề đòi hỏi trình độ cao (high-end jobs) như nghiên cứu khoa học và phát triển, lập trình. Đây là những ngành nghề mà hiện tại ở Anh còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, vì vậy chính phủ có khả năng sẽ hướng lao động nhập cư tới các nhóm nghề như sau: Các ngành nghề về Y dược; Các ngành công nghệ cao (công nghệ tin học, viễn thông, tự động hóa, công nghệ sinh học…); các ngành dịch vụ kinh tế (kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng, quảng cáo, bảo hiểm) và các ngành dịch vụ, du lịch (lao động có nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn).

Vậy những ngành học nào sẽ giúp các du học sinh tương lai nhân rộng cơ hội ở lại UK làm sau khi tốt nghiệp?

Bà Ngọc Anh: Theo báo Telegraph, một số ngành học sẽ giúp các du học sinh tương lai nhân lên cơ hội ở lại UL sau khi tốt nghiệp là Công nghệ thông tin (IT), Y tế -Điều dưỡng (Health care – Nursing), Kỹ thuật (Engineering), Kế toán và Tài chính (Accountant and Finance), Xây dựng và Bất động sản (Construction and Property),Quản trị nhân sự (Human Resources), Marketing.

Anh/chị có lời khuyên gì cho các bạn đang ấp ủ giấc mơ du học Anh không?

Bà Ngọc Anh: Tôi muốn nhắn nhủ với các bạn du học sinh không chỉ riêng các bạn đang ấp ủ giấc mơ du học Anh rằng, trước khi đi du học bạn cần trang bị cho mình đầy đủ năng lực ngoại ngữ (Tiếng Anh), ngân sách tài chính và hồ sơ học tập thật tốt để có thể giúp bạn chạm ngõ giấc mơ du học. Quan trọng hơn, bạn cần phải tìm hiểu thông tin thật chi tiết, kỹ càng và chính xác, lập kế hoạch rõ ràng, ý thức đúng về mục đích du học, lựa chọn chuyên ngành, những thông tin về điều kiện học tập, văn hóa, lối sống để có thể chuẩn bị tốt nhất cho sự hòa nhập.

Đồng thời, tôi cũng mong các bạn nhìn nhận đúng vai trò của 1 trung tâm tư vấn du học – là người đồng hành kinh nghiệm định hướng cùng với bạn trong quá trình lựa chọn và hoàn thiện hồ sơ, là kênh thông tin tham khảo để bạn có những lựa chọn khách quan và sáng suốt, cũng như là cầu nối hỗ trợ giải quyết những vướng mắc, thậm chí là khiếu nại có thể có với trường. Khi nhìn nhận đúng thì bạn cũng sẽ có thể lựa chọn đúng trung tâm tư vấn du học uy tín để đồng hành cùng với bạn trong việc hoàn thiện hồ sơ, giảm thiểu những sai sót, rắc rối không đáng có do thiếu kinh nghiệm trong quá trình làm thủ tục hồ sơ, có thể dẫn tới việc bạn bị trường từ chối, hồ sơ thị thực bị từ chối, chậm trễ kế hoạch du học hay thiệt hại về tài chính.

Ông Mạnh Cường: Bên cạnh chú trọng nâng cao khả năng tiếng Anh, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về hệ thống giáo dục ở Anh, trường mình dự định học, ngành học của mình cũng như phải có lộ trình học tập và nghề nghiệp rõ ràng. Ngoài ra, các bạn và gia đình cũng cần chuẩn bị tốt lượng tài chính đủ cho cả quá trình học tập. Cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, các bạn nên tìm đến một công ty tư vấn du học của Anh có uy tín và năng lực để được hỗ trợ kịp thời, chính xác và miễn phí.

PROFILE NHÂN VẬT

 Untitled-3Mrs Đinh Ngọc Anh

Tốt nghiệp Cử nhân và Thạc sỹ chuyên ngành Tiếng Anh tại Đại học Hà Nội. Năm 1999, bà bắt đầu giảng dạy Tiếng Anh tại trường đại học và tham gia lĩnh vực tư vấn du học. Năm 2006, bà quyết định trở thành người đồng sáng lập Blue Ocean Education Group. Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và tư vấn du học, bà thực sự đam mê với công việc tư vấn vàchỉ đạo chuyên môn vàsự nhất quán trong hoạt động cung cấp các dịch vụ giáo dục cho khách hàng và đối tác, để đạt mục tiêugiữ vững các giá trị cốt lõi của công ty.

 

 

9Mr Nguyễn Mạnh Cường

Giám đốc Công ty Du học INDEC, là người có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du học tại Cục Đào tạo Nước ngoài của Bộ giáo dục. Ông là cựu sinh viên Đại học Brighton, Vương quốc Anh.

 

Nguồn: Blue Ocean

Share.

Leave A Reply