SSDH – Đại học Queensland đã đạt được các chỉ tiêu quốc tế đưa ra trong việc bình chọn là Trường Top của thế giới, và theo tin của tờ báo The Australian ra ngày 15/8/2011, trường đã được đứng vào danh sách xếp hạng 100 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2011 theo “Academic Ranking of World Universities” .
Xếp hạng trong nước |
Tên trường |
Xếp hạng thế giới |
1 |
|
60 |
2 |
70 |
|
3 |
86 |
|
4 |
96 |
|
5 |
102-150 |
|
6-7 |
151-200 |
|
6-7 |
151-200 |
|
8-9 |
201-300 |
|
8-9 |
201-300 |
|
10-13 |
301-400 |
|
10-13 |
301-400 |
|
10-13 |
301-400 |
|
10-13 |
301-400 |
|
14-19 |
401-500 |
|
14-19 |
401-500 |
|
14-19 |
401-500 |
|
14-19 |
401-500 |
|
14-19 |
401-500 |
|
14-19 |
401-500 |
Với vị trí thứ 86 trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học hàng đầu thế giới, trường Queensland đã vượt lên đứng thứ 3 trong danh sách các trường đại học Úc lọt vào bảng xếp hạng trên, tiếp đến là trường đại học Sydney ở vị trí thứ 4 (với thứ hạng 96 theo bảng xếp hạng ARWU).
Ông Paul Greenfield, hiệu phó trường Queensland phát biểu rằng “Chúng tôi phải ghi nhận những nỗ lực của các chuyên gia nghiên cứu cấp cao của trường đã đóng góp rất lớn đưa trường Queensland vào top 90 trường hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng uy tín nhất hiện nay. Những thành tựu nghiên cứu suất sắc nói trên đã thể hiện năng lực quản lý mang tính toàn cầu và tạo có chỗ đứng vững chắc với tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế cho trường Queensland.
Mỗi bảng xếp hạng có những tiêu chí riêng, và có giới hạn về phạm vi nhưng bảng xếp hạng ARWU đã chỉ rõ vị thế của trường UQ nằm trong số 1% các trường hàng đầu thế giới đạt tiêu chuẩn về học thuật.
Ông Simon Marginson, là một chuyên gia đang làm trung tâm nghiên cứu giáo dục sau đại học của trường Melbourne cho rằng “Queensland đang nổi lên là một trong các trường đại học hàng đầu ở Úc hiện nay”. Trường đại học Melbourne đứng đầu trong bảng xếp hạng trong nước, và đứng vị trí 60 trên thế giới, vượt qua trường đại học quốc gia Úc. Trường Đại học quốc gia Úc năm nay giảm 11 điểm, đứng thứ 2 trong nước và xuống vị trí 70 trong bảng xếp hạng thế giới.
Giáo sư cũng cho biết thêm “Những thể hiện mạnh mẽ của các trường đại học trong nước đã làm hài lòng các nhà xếp hạng, đó là những phương pháp nghiên cứu mới trong mọi lĩnh vực cùng với đông đảo số lượng các nhà nghiên cứu cấp cao mà trong đó có không ít người đạt giải thưởng Nobel”.
Việc trường đại học Queensland lọt vào danh sách top 100 đã đẩy ngành giáo dục Úc vươn lên trở thành quốc gia có tổng số 4 trường đại học hàng đầu thế giới, so sánh với năm ngoái chỉ có 3 trường nằm lọt vào bảng xếp hạng danh tiếng. Đồng thời, danh sách top 500 trường hàng đầu thế giới cũng tăng thêm số trường ở Úc lên 19 trường nhờ sự góp mặt thêm của trường đại học Griffith và trường đại học công nghệ Sydney. Đây thực sự là tin vui cho ngành giáo dục Úc.
Giáo sư Marginson cho biết “Sự vươn lên của các trường đại học Úc có mặt trong các bảng xếp hạng uy tín này sẽ giúp Úc khẳng định thương hiệu giáo dục trên toàn thế giới”
Trường đại học quốc gia Úc (ANU) xuống vị trí thấp hơn trong bảng xếp hạng vì có chỉ số HiCi-một trong những tiêu chí để xếp hạng thấp hơn năm ngoái. Điều này cũng gây ra sự tranh cãi (cũng làm nhiều người quan tâm) trong giới giáo dục. Chỉ tiêu này là đánh giá số lượng các nhà nghiên cứu tăng giảm ở mỗi trường và trường ANU giảm xuống 33.9 so với năm 2010 là 36 nên dẫn đến số điểm tổng thể giảm từ 29.6 xuống 28.6. Chỉ số HiCi thường giảm đi vì lý do có một hay hai nhà nghiên cứu cấp cao của trường về hưu.
Ông Tony Sheil, giám đốc nghiên cứu chính sách của trường Griffith đồng thời cũng là một chuyên gia nghiên cứu xếp hạng nói rằng việc trường ANU đã vượt lên nhiều trường trên thế giới là phán ánh những kết quả của một số thay đổi như việc sát nhập dẫn đến việc tăng số lượng các chuyên gia nghiên cứu và cũng như hiệu suất nghiên cứu của trường.
Giáo sư Ian O’Connor, hiệu phó trường Griffith thì phát biểu rằng “Trường chúng tôi rất tự hào được góp mặt vào danh sách xếp hạng 500 trường hàng đầu thế giới. Thành quả này là nỗ lực tổng thể và đóng góp lớn lao của đội ngũ cán bộ nghiên cứu cấp cao ở trong nước và nước ngoài nơi trường tham gia đầu tư giáo dục. Để có những thành công của ngày hôm nay, chiến lược của chúng tôi là khuyến khích quảng bá rộng khắp trên các tạp chí nổi tiếng ở trong nước và khắp thế giới.
Ông Attila Brungs, hiệu phó trường UTS cho biết “Bất cứ bảng xếp hạng nào cũng khoanh vùng phạm vi các tiêu chí để xét và nhưng các kết quả đều cho thấy một trường đại học thành công là trường không chỉ có chất lượng đào tạo hàng đầu mà còn là trường có chất lượng nghiên cứu tốt nhất. Chúng ta có thể nhận thấy một điều rất quan trọng là trường UTS thuộc diện tương đối trẻ, để được công nhận rộng rãi trên thế giới thì chúng tôi phải tạo dấu ấn từ chính chất lượng giáo dục và các công trình nghiên cứu sáng tạo mà trường đang triển khai”.
Ông cũng nhận định rằng xu hướng mới toàn cầu đang dần hé ra, chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy hai hướng phát triển song song của nền kinh tế thế giới. Ngay từ năm 2003, có thể nhìn thấy dấu hiệu một sô trường đại học ở các nước có nền kinh tế hàng đầu thê giới bắt đầu chững lại và xuống hạng trong top 500. Ở Mỹ giảm đến 10 trường trong bảng xếp hạng top 500 so với năm 2003 còn ở Anh giảm 5 trường, Đức giảm 4 trường và nhất là Nhật Bản giảm từ 36 trường xuống còn 23 trường. Nhưng ngược lại Trung Quốc thì lại tăng đột biến từ 19 lên 35 trường, Hàn Quốc từ 8 lên 11 trường và Úc từ 13 trường lên đến 19 trường có mặt trong bảng xếp hạng top 500.
ARWU là tổ chức xếp hạng của Trung Quốc, được đặt tại trường đại học Giao thông Thượng Hải. Bảng xếp hạng 500 trường hàng đầu thế giới do tổ chức này bình chọn được công nhận rộng rãi trên thế giới và được mong đợi nhất hàng năm. Bảng xếp hạng này quy tụ những phân tích, đánh giá 1000 trường đại học trên thế giới và công khai kết quả 500 trường tốt nhất đạt chỉ tiêu xếp hạng.
Lê Minh- Theo The Australian