SSDH – Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Swinburne, Úc, nguồn gốc của chứng tự kỷ xuất phát từ một căn bệnh mang tên ‘Pink Disease’.
Trong những năm gần đây, khái niệm về bệnh tự kỷ đã trở nên ngày càng quen thuộc và phổ biến trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam. Vì vậy, những thắc mắc xoay quanh chứng bệnh này như nguồn gốc, nguyên nhân, cách ngừa bệnh, cũng như cách chữa trị đang là mối quan tâm hàng đầu.
‘Pink Disease’ có nguồn gốc là chứng ngộ độc thủy ngân, một căn bệnh rất phổ biến ở nửa đầu của thế kỷ 20. Theo nghiên cứu cho thấy, căn bệnh này bộc phát với sự phản ứng nhạy cảm đối với thủy ngân, cứ 500 trẻ em khỏe mạnh, sẽ có 1 trẻ mắc bệnh.
‘Pink Disease’ gây ra một loạt các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, không có nhu cầu tham gia các hoạt động bình thường, mẫn cảm thái quá với sự đau đớn và không thể tiếp xúc với ánh sáng.
Tính đến nay đã có 20% trường hợp tử vong. Vào những năm 1950, khi thủy ngân được xác định là nguyên nhân chính của bệnh, nó đã được loại bỏ trong thành phần bào chế bột mọc răng, căn bệnh này về cơ bản đã được ngăn chặn.
Những nhà nghiên cứu thuộc đại học Swinburne đã tiến hành cuộc khảo sát trên 500 bệnh nhân mang triệu chứng và mắc bệnh ‘Pink Disease’ ở Úc để cập nhật về tình trạng sức khỏe của họ và kể cả những người thân trong gia đình. Điều này giúp các nhà nghiên cứu có thể thu thập dữ liệu một cách chi tiết về tình trạng sức khỏe của 500 bệnh nhân còn sống này, cũng như 1100 người con và 1360 người cháu của họ.
Giáo sư David Austin chia sẻ, “Chúng tôi yêu cầu những bênh nhân còn khỏe mạnh thực hiện các bài báo cáo về sức khỏe của bản thân họ và những người thân trong gia đình. Cuộc khảo sát bao gồm các câu hỏi về hội chứng Down, hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng, chứng rối loạn thiếu tập trung và hiếu động, động kinh và chứng tự kỷ.”
Tỷ lệ của hầu hết các chứng bệnh luôn được so sánh với số liệu dân số nói chung, và đối với bệnh tự kỷ, tỉ lệ dân số mắc bênh này chiếm cao nhất tại nước Úc. Theo kết quả cho thấy, một trong 25 người cháu của những người còn sống sau khi mắc bệnh ‘Pink Disease’ có tuổi từ 6-12 được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn tự kỷ.
Giáo sư Austin nói: “Kể từ khi bệnh tự kỷ lần đầu tiên được công nhận là sự rối loạn, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân chính của chứng bệnh này xuất phát từ yếu tố di truyền và sự kích thích của môi trường”.
Bài nghiên cứu cho thấy căn bệnh là sự kết hợp của hai yếu tố sau: di truyền nhạy cảm với thủy ngân và sự tiếp xúc trực tiếp với hóa chất này, có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu các tế bào trong cơ thể người có hội chứng. Trường hợp này tương tự với những người mắc bệnh dị ứng với đậu phộng; một bệnh rất hiếm gặp trong chúng ta, nhưng nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người bị dị ứng.
Các nhà khao học tại Sabri hiện đang mở rộng công trình nghiên cứu của họ bằng cách kiểm tra các đặc điểm di truyền tế bào của những người vẫn sống khỏe mạnh sau khi mắc bệnh ‘Pink Disease’ và những người mắc chứng tự kỷ. Kết quả được dự kiến sẽ công bố vào năm 2012.
Ngoài ra, Austin đã đưa ra lời khuyên với những người có tiền sử gia đình bị nghi ngờ mắc bệnh ‘Pink Disease’ nên giảm thiểu tối đa tiếp xúc với thủy ngân, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, “Cách tốt nhất là chúng ta nên tham khảo website khuyên dùng của Hội Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Úc. Ngoài ra, nên lưu ý khi dùng các sản phẩm trám răng có chứa thủy ngân và yêu cầu bác sĩ sử dụng các vaccine không chứa chất bảo quản.”
http://www.foodstandards.gov.au/consumerinformation/adviceforpregnantwomen/mercuryinfish.cfm
Theo Giaoduc