SSDH – Thư giới thiệu (Letter of Recommendation hoặc Recommendation Letter) là một phần quan trọng và cần thiết trong bộ hồ sơ xin học ở Mỹ. Đó là một lá thư từ người có đủ điều kiện và uy tín chứng thực năng lực học tập và tiềm năng của bạn.
Thư giới thiệu (Letter of Recommendation hoặc Recommendation Letter) là một phần quan trọng và cần thiết trong bộ hồ sơ xin học ở ỹĩ. Đó là một lá thư từ người có đủ điều kiện và uy tín chứng thực năng lực học tập và tiềm năng của bạn. Vậy làm sao để có một lá thư giới thiệu có tính tin cậy cao và đủ sức thuyết phục được trường đại học bạn đã đăng kí. Dưới đây là một số lời khuyên góp phần giúp bạn có được một lá thư giới thiệu phù hợp.
Hỏi xin thư giới thiệu từ một người biết rõ về mình
Một khi đã có ý định xin thư giới thiệu, thì ngoài việc hoàn thành tốt chương trình học trong các lớp học hay tích cực tham gia những dự án, bạn nên cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với giáo viên hoặc người hướng dẫn, ví dụ ở lại một chút sau giờ học chính khóa để hỏi han về chuyện bài vở, tích cực tham gia vào tiết học, hay đơn giản là tươi cười chào hỏi khi vô tình gặp họ trên đường… Nhưng hãy nhớ, đừng hành động một cách miễn cưỡng, giả tạo, hay cũng đừng biến bản thân mình thành một kẻ nịnh nọt, chỉ đơn giản thể hiện mọi thứ thật tự nhiên và chân thật. Tốt nhất là bạn nên có một số thầy cô thân thiết và hiểu bạn. Điều này rất cần thiết, bởi vì, các thành viên trong hội đồng tuyển sinh sẽ tìm hiểu về mức độ quen biết và thấu hiểu của người viết thư giới thiệu về bạn trong công việc cũng như học tập. Và nếu điều này không được thể hiện rõ trong thư, thì đơn giản, đó là một lá thư không đáng tin cậy và thiết sức nặng.
Số thư giới thiệu tùy thuộc vào số lượng nhà trường yêu cầu (thông thường là 2 bức). Nội dung thư nên bao quát nhiều lĩnh vực, vì vậy, chúng ta nên xin thư từ những người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Có nhiều trường còn yêu cầu thư từ một giáo việc dạy môn khoa học tự nhiên và một người dạy môn khoa học xã hội.
Ngoài ra, hãy cố gắng liên hệ với những giáo viên hoặc người hướng dẫn có danh tính tốt hoặc đã từng học ở trường bạn muốn theo học, nhưng phải đảm bảo rằng người đó hiểu rõ về bạn.
Hỏi xin sớm
Đừng để đến hạn chót mới gấp rút đi xin thư, nhất là trong thời buổi hiện nay, số lượng học sinh Việt Nam có ý định đi du học đang tăng lên rất nhanh, vì vậy, nhu cầu xin thư giới thiệu từ thầy cô cũng rất lớn. Tốt hơn cả là bạn nên đề xuất càng sớm càng tốt, như vậy, thầy cô cũng sẽ có thời gian suy nghĩ, lựa chọn những điều nên viết.
Chúng ta không nhất thiết phải đợi đến năm lớp 12 mới thực hiện công việc này. Nếu trong năm học lớp 11 hay lớp 10, bạn thật sự có mối quan hệ tốt với một thầy cô giáo nào và nhất là khi họ không quá bận bịu với công việc của mình thì hãy nhanh chóng nắm lấy cơ hội đó.
Bên cạnh đó, hãy trình bày rõ hạn chót và khéo léo nhắc họ về bức thư của mình vì đôi khi, công việc khiến thầy cô quên mất những điều cần làm.
Trực tiếp hỏi xin
Khi muốn xin thư giới thiệu, bạn nên gặp trực tiếp và trình bày mong muốn của mình, như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc truyền đạt và giải đáp thắc mắc của họ về bạn – nếu có. Hơn nữa, thông qua việc này, thầy cô sẽ nhận thấy ý nghĩa của bức thư đối với chúng ta.
Cung cấp thông tin cần thiết cho người viết
Ở Việt Nam các thầy cô giáo ở một số nơi vẫn chưa thực sự quen thuộc với việc viết thư giới thiệu và mối quan hệ thầy trò vẫn chưa thực sự cá nhân và thật cụ thể, nên họ rất có thể không biết rõ về việc bạn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội như thế nào hay bạn có một niềm đam mê ngoài học thuật (ví dụ như bơi lội, ca hát, …). Vì thế bạn nên nói chuyện với thầy cô giáo cung cấp cho họ những thông tin về thành tích hay hoạt động nổi bật, những đặc điểm, tính cách thú vị mà bạn muốn đề cập.
Việc cung cấp thông tin chi tiết cho người viết thư giới thiệu rất quan trọng để giúp họ có một cái nhìn sâu sắc hơn về con người bạn và vì thế, có thể viết những lời nhận xét tích cực và cụ thể.
Nguồn: Học Bổng Hay