Du học ngành âm nhạc ở đâu là đúng đắn?

0

SSDH – Âm nhạc là ngôn ngữ toàn cầu và mỗi quốc gia đều có một thổ ngữ riêng, bởi vì những nét truyền thống, lịch sử, văn hóa của mỗi nước lại có một ảnh hưởng khác biệt lên nền âm nhạc đương đại. Cùng khám phá một số điểm đến lý tưởng cho các tín đồ âm nhạc.

 ngành%20âm%20nhac.jpg

 

Nhật Bản

 

Đây là đất nước có thị trường âm nhạc lớn thứ hai thế giới. Khởi nguồn từ những câu kinh kệ của đạo Phật và nhạc cung đình, các Samurai ngày xưa đã phải lắng nghe âm nhạc truyền thống này để luyện tập.

 

Nhật Bản là đất nước có dàn nhạc hoành tráng nhất hiện nay, sở hữu nhiều dàn nhạc dây hoành tráng, bao gồm cả các nhạc cụ giá trị như đàn koto, đàn shamisen, hay mã đầu cầm (horse-head fiddle).

 

Âm nhạc hiện đại (Jazz, J-pop, Rock và các nhóm nhạc dance) tất nhiên cũng có chỗ đứng riêng của mình.

 

Một chi tiết khá thú vị nữa là Nhật Bản chính là quốc gia khai sinh ra chiếc máy karaoke nên có rất nhiều tiệm karaoke ở đây. Du học ở Nhật, bạn hẳn sẽ có cơ hội đi hát karaoke cùng bạn bè vào dịp cuối tuần.

 

Vương quốc Anh

 

Hầu hết các ban nhạc nổi tiếng thế giới đều đến từ Anh quốc. Đây từng là xứ sở của âm nhạc thời Trung Cổ, âm nhạc tôn giáo, vốn cũng ít nhiều ảnh hưởng lên âm nhạc hiện đại.

 

Chưa kể, âm nhạc truyền thống của người Ailen và Scotland cũng ảnh hưởng lên các nhà soạn nhạc cổ điển, tạo nhiều cảm hứng cho những ban nhạc theo đuổi thể loại nhạc dân tộc.

 

Trong thời gian học tập tại đây, bạn có thể tham gia vào các dàn nhạc, thử học chơi kèn túi (bagpipe) hay đơn giản là đi xem biểu diễn hòa nhạc.

 

Áo

 

Đây là quê hương của những tài năng âm nhạc Mozart, Schubert, Haydn.

 

Ở Vienna và Salzburg, nơi được cho là khởi nguồn của âm nhạc cổ điển, từ các dàn nhạc danh tiếng, rạp hát và cả các sân khấu chuyên trị nhạc underground cũng đều có đất diễn của riêng mình. Ngoài ra, Áo cũng là nơi khai sinh các bài hò (yodel), nhạc khiêu vũ (điển hình như điệu waltz).

 

Tại Áo, bạn có thể ghi danh tại các trường nhạc như Mozarteum hay các trường Liberal arts (đại học đại cương).

 

Nếu có cơ hội đi học ở đây, nhớ đi xem ít nhất một vở opera của Mozart, bạn nhé!

 

Ghana

 

Đây là một trong những quốc gia có nền âm nhạc nhiều cảm hứng nhất ở châu Phi. Âm nhạc của đất nước này đã được các chuyên gia nghiên cứu trong hàng trăm năm nay và được đánh giá là gần giống với âm nhạc Ấn độ.

 

Đây cũng là quê hương của Highlife, một loại âm nhạc kết hợp giữa nhạc truyền thống Akan và các ý tưởng, nhạc cụ của phương Tây. Đất nước bé nhỏ này là một trong những quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu về trống/bộ gõ.

 

Argentina

 

Được biết đến rộng rãi bởi nhạc tango (nguồn gốc từ Buenos Aires), Argentina là một trong những đất nước có nền âm nhạc nổi bật nhất Nam Mỹ latinh. Ở Buenos Aires, bạn có thể tìm đến các milonga (địa điểm nhảy tango) hay câu lạc bộ những người mê điệu nhảy này.

 

Âm nhạc của Argentina là sự trộn lẫn giữa nhạc dân ca, nhạc truyền thống với cả các yếu tố rock và nhạc điện tử.

 

“Diễn đàn âm nhạc” ở Argentina gồm có cả nhạc salsa, merengue (một loại nhạc khiêu vũ có nguồn gốc từ Cộng hòa Dominica) đến nhạc điện tử. Sinh viên nước ngoài có thể đăng ký vào các trường nhạc để học các khóa nhạc đại cương được giảng dạy ở nhiều trường Đại học.

 

Jamaica

 

Quốc gia bé nhỏ giữa lòng Caribe, Jamaica, cũng là tâm điểm âm nhạc của thế giới. Jamaica hòa lẫn giữa âm nhạc của Mỹ, châu Phi và cả các quốc gia Caribe lân cận, tập trung vào các thể loại reggae, dancehall, ska, blues, jazz, và dub.

 

Toasting, loại hình nguyên bản của rap, cũng đã được ra đời ở Jamaica vào khoảng những năm 1880. Tương tự như nhạc rap đương đại, toasting của Jamaica cũng hay hàm hứa những nhận xét, câu chuyện liên quan đến vấn đề chính trị, Xã hội.

 

Du học ở Jamaica, bạn  sẽ có cơ hội tận hưởng trong những ca khúc đình đám gắn với tên tuổi Bob Marley hoặc tham gia các chương trình tình nguyện âm nhạc độc đáo.

 

Đức

 

Đức là một trong những quốc gia có nền âm nhạc cổ điển hàng đầu thế giới, được biết tới qua tên tuổi của Bach, Handel, Beethoven, Mendelssohn, Wagner, và Brahms. Quốc gia này đã đóng một vai trò ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của âm nhạc toàn cầu trong thập kỷ trước. Đây cũng là nơi có nhiều dàn nhạc nổi tiếng nhất.

 

Ngoài ra, nước Đức cũng rất nổi tiếng về nhạc hiện đại với phong trào nhạc underground nở rộ ở các thành phố Hamburg và Berlin. Hiện tại, đất nước này cũng sở hữu nhiều nhạc sĩ pop và nhạc điện tử tài năng nhất thế giới.

 

Đến đây, bạn có thể đăng ký trực tiếp vào các trường nhạc ở hầu như bất cứ thành phố nào tại Đức, hay chọn học nhạc đại cương như một chuyên ngành ở bậc Đại học, hoặc đơn giản là đắm mình trong văn hóa âm nhạc của dân bản xứ bằng cách tham gia vào các chương trình hòa nhạc, biểu diễn.

 

Ấn độ

 

Âm nhạc ở Ấn độ được hình thành từ đời sống tôn giáo – xã hội và cũng là nền âm nhạc cổ xưa nhất thế giới. Trái ngược với nhạc Tây phương, vốn được viết và giảng giải kỹ lưỡng, nhạc của người Ấn thường được viết nốt (ký hiệu) tự do, thậm chí là không có note nào cả.

 

Ở Ấn, nhạc phim có chỗ đứng vô cùng quan trọng. 72% âm nhạc được bán ra là nhạc phim, người dân cũng vô cùng yêu thích hình thức âm nhạc này. Các nhạc sĩ nhạc phim là những ngôi sao được quan tâm nhất. Các buổi chiếu phim Bollywood thậm chí có thể kéo dài 2,3 lần so với bản thân bộ phim đó, bởi vì người dân thường yêu cầu phát lại bài hát để có thể nhảy và hát theo.  Âm nhạc và các loại hình biểu diễn là các ngành học phổ biến nhất ở Ấn, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm được khóa học mình mong muốn tại đây.

 

Tất nhiên trên đây chỉ là một số đại diện tiêu biểu vì mỗi quốc gia lại sở hữu những thế mạnh âm nhạc của riêng mình. Nếu mê nhạc toàn cầu, tất nhiên bạn sẽ phải sang Mỹ, nhưng đây lại không phải thiên đường lý tưởng để học nhạc cổ điển, đại loại vậy.

 

Nguồn: Trust

Share.

Leave A Reply