Các trường Đại học ở nước ngoài chỉ quan tâm bạn có đạt tiêu chuẩn để nhập học hay không? Họ không quan tâm đến những vấn đề tài chính hay thời gian của bạn, việc cân đối khả năng tài chính của bố mẹ bạn như thế nào, mục tiêu đạt một bằng cử nhân chuyên ngành gì, và lên một kế hoạch học tập tốt là điều bạn cần làm. Bạn sẽ mất đi cơ hội nghề nghiệp sau này vì sự lựa chọn không đúng nguyện vọng, không đúng với định hướng tương lai. Một lời khuyên rất hữu ích cho bạn là đừng để những yếu tố thiên về cảm tính dưới đây làm hỏng quyết định lựa chọn của bạn.
-
Tình yêu: Trường tốt nhất dành cho bạn không phải là trường mà người yêu bạn đã chọn. Trước khi bạn có ý định gắn kết cuộc đời mình với người đó thì hãy nhớ rằng 4 năm học học đại học là khoảng thời gian rất dài để duy trì được mối quan hệ đó. Trên thực tế, các mối tình thời trung học thường đi đến hồi kết vào năm thứ nhất đại học. Liệu điều đó còn có ý nghĩa gì một khi người yêu bạn tìm đến chỗ dựa khác rồi bạn chỉ như là một “khán giả” trong trường của cô (anh) ấy. Như vậy điều này có nên là tiêu chí để lựa chọn trường hay không?
-
Tâm lý đám đông: Tâm lý chung khi bạn rời trường trung học là không muốn xa rời những người bạn đang đồng hành với mình. Nên khi có người hỏi tại sao bạn chọn trường đó thì câu trả lời thường là những người bạn của tôi cũng học ở đó. Vậy điều đó có ý nghĩa như thế nào trong sự lựa chọn của bạn? Chỉ có một số ít trong số bạn bè của bạn là lưu tâm tìm hiểu và tự quyết định cho mình. Còn lại phần đa là muốn học cùng nhau để đi chơi với nhau. Vậy bạn có nên chọn một trường có nhiều bạn bè cũ của bạn nhưng lại hoàn toàn xa cách với những mục đích và không mấy phù hợp với bản thân? Câu trả lời chăc chắn là “không nên”.
-
Phụ huynh: Trường học tốt nhất cho bạn nhiều khi không phải là nơi mà bố mẹ bạn đã từng học hay mong muốn được học. Khi bố mẹ đưa ra những đề xuất đó có thể bạn không muốn làm phật ý bố mẹ nên đồng ý nghe theo. Nhưng hãy nhớ rằng bạn và bố mẹ bạn là những cá thể khác nhau hoàn toàn nên những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng hay hành động cũng không thể giống nhau. Do vậy bạn không nên lệ thuộc quá nhiều vào định hướng của họ mà hãy tự lựa chọn một nơi học tập phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân. Nếu bạn thấy có sự xung đột quan điểm trong việc cùng bố mẹ lựa chọn, bạn nên tìm ra giải pháp sớm để điều hòa và chỉ ra được sự phù hợp trong lựa chọn của mình để bố mẹ thấy.
-
Thể thao: Trường đại học mà bạn chọn chưa chắc là nơi có các nhà vô địch quốc gia mà bạn ái mộ. Mọi người ai cũng muốn vây quanh người nổi tiếng, có cơ hội tiếp cận với họ và muốn tham gia vào các đám đông hâm mộ cuồng nhiệt vào những ngày cuối tuần. Nhưng dù có vì màu cờ sắc áo, thì bạn cũng đừng quên bạn phải là một sinh viên đã phải trả rất nhiều chi phí để có thể được đi du học.
-
Danh tiếng: Trường đại học tốt nhất không phải là Trường mà bạn từng đạt giải thường cao nhất của họ. Một số trường đại học thường đưa ra một số chiến dịch cạnh tranh để hấp dẫn các bậc phụ huynh, học sinh. Điều đó đôi khi làm cho các bậc bố mẹ và con em nghĩ rằng đó là Trường thương hiệu, và nhiều khi chú tâm đến học bổng hay giải thưởng mà bỏ quên các tiêu chí quan trọng hơn rất nhiều khi lựa chọn Trường phù hợp cho con mình. Ban có thể là người chiến thắng đạt học bổng hoặc giải thưởng có giá trị của Trường nào đó và có thể hãnh diện với mọi người nhưng liệu đấy có phải là nơi phù hợp cho bạn học tập không? Điều này phụ huynh và học sinh cần tỉnh táo để suy xét một Trường Đại học phù hơp hơn là các gói học bổng hấp dẫn.
Lựa chọn Trường để đi du học, điều này không dễ dàng, hãy cân nhắc mọi khía cạnh trong quá trình chọn lựa để có được một nơi học tập phù hợp với chính bản thân mình. Khi đã quyết định lựa chọn, hãy quyết tâm vượt qua những cám dỗ và không nên đi theo xu hướng đám đông. Bởi vì xu hướng đám đông thường ảnh hưởng tới bạn và bố mẹ bạn rất nhiều.