Du học Úc: Sinh viên nước ngoài “sốc” với chi phí giao thông công cộng

0

SSDH – Sinh viên Catherine Nguyễn (20 tuổi), đến từ Việt Nam, là sinh viên thương mại năm thứ hai tại Đại học Melbourne, nói rằng cô rất bất ngờ khi khi biết rằng mình còn phải chịu thêm chi phí giao thông $56.5 hàng tháng theo quy định của bang.

 

tt-31-10-11

 

Cô cho biết thêm “Tôi cũng có một số bạn bè học tại Queensland và Adelaide và tôi được biết họ có vé giá ưu đãi dành cho sinh viên, nên tôi càng ngạc nhiên khi phát hiện ra ở Victoria lại không như vậy. Tôi cứ nghĩ tất cả sinh viên đều có chế độ như nhau. Tôi rất “sốc” khi biết du học sinh nước ngoài ở đây không nằm trong diện ưu đãi đó.

 

Ban đầu, phí đi lại không phải là vấn đề lớn đối với Catherine Nguyễn vì cô trọ gần trường nên thường đi bộ đi học. Nhưng khi giá thuê nhà ở nội thành tăng cao quá, cô phải chuyển đến Kensington, cách trường nửa giờ đi xe điện. Với giá vé $113 phải trả hàng tháng thì quả là số tiền lớn so với chi phí cuộc sống chưa đến $150/ tháng (ngoài tiền thuê nhà) của cô. Trong khi bạn cô người Úc chỉ phải trả $60/tháng. Catherine cảm thấy như vậy là không công bằng và có sự phân biệt đối xử với du học sinh nước ngoài ở đây.

 

 

Giám đốc điều hành các trường đại học Úc,  Glenn Withers, cho rằng nếu không có sự ưu đãi công bằng đối với sinh viên quốc tế sẽ làm họ cảm thấy bị đối xử phân biệt. Chính phủ các bang NSW và Victoria vô hình chung đang là nơi cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp giáo dục vì những quy định khác biệt và không cởi mở của mình trong khi đây chính là ngành kinh tế trọng yếu và là ngành xuất khẩu số một ở đây. Sinh viên là đối tượng nộp thuế cho chính phủ và đóng góp một con số khổng lồ về GST và thuế thu nhập nhưng lại không được hưởng ưu đãi một số dịch vụ như công dân ở đây.

 

Tiến sỹ Wither nói thêm rằng các cử tri dĩ nhiên phải tôn trọng tầm nhìn và cách quản lý vĩ mô của chính phủ trước mọi vấn đề. Tuy nhiên, cũng cần phải có thêm nhiều hành động tích cực để  tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành giáo dục quốc tế. Trong đó việc lưu tâm thay đổi mức phí đi lại ưu đãi cho du học sinh nước ngoài là cần phải được ưu tiên giải quyết sớm bởi điều này đã được thực hiện ở những nơi khác.

 

Chủ tịch Hội đồng sinh viên quốc tế Úc, Arfa Noor còn cho rằng việc giảm giá vé giao thông còn là vấn đề an toàn cho sinh viên quốc tế. Du học sinh nước ngoài đến đây ngoài việc học họ còn làm thêm nhiều việc khác để trang trải cho cuộc sống và việc học. Không ai có thể đổi lỗi hay phê phán những sinh viên này khi họ tiết kiệm tiền bằng cách đi bộ về nhà trong đêm sau khi rời chỗ làm việc hay sử dụng các phương tiện khác ít an toàn hơn, thậm chí có một số người còn trốn vé.

Lê Minh- Theo The Australian

Share.

Leave A Reply