Học trường quốc tế và 7 thói quen cần biết để thành công

0

SSDH – Khi du học, người xác định sẽ về nước, người thì muốn ở lại nước ngoài tìm cơ hội cho mình. Dù chọn đường nào, bạn cũng phải biết cách học tập, trau dồi nhiều kỹ năng để khoản đầu tư du học mang lại hiệu quả.

 Hoc-truong-quoc-te.jpg

Ảnh minh họa

 

Từ một học sinh trung học trở thành một sinh viên đại học là một bước ngoặt lớn, đặc biệt đối với những sinh viên du học bởi có quá nhiều khác biệt giữa hai môi trường có tính chuyển tiếp này. Hãy dành chút thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây:

 

1. Bạn có biết cách ghi bài trên lớp?

 

Ghi chép bài trên lớp một cách hiệu quả là một trong những bí quyết để đạt điểm cao. Thực tế, ghi chép lại lời giảng theo cách hiểu của bạn là một cách giúp bạn củng cố kiến thức của mình và ghi nhớ lâu dài.

 

Linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu take note 2 – 6 hay group note đã được trang bị trong các khóa học tiếng Anh học thuật hoặc các khóa tiền đại học hay dự bị IFY kết hợp với việc tìm hiểu thêm các thông tin và kiến thức về bài giảng trước khi lên lớp là cách học chủ động hiệu quả.  Tuy nhiên, những tiết học tiếng Anh ở bậc phổ thông trong nước với những mẫu  ngữ pháp, những từ vựng thông thường và những đoạn hội thoại ngắn rõ ràng không  đủ để đảm bảo cho các bạn có thể hiểu kỹ bài giảng. Vì vậy sinh viên cần chuẩn bị một vốn tiếng Anh học thuật kỹ càng trước khi tham gia giảng đường quốc tế.

 

2. Bạn có đặt ra những câu hỏi cần thiết?

 

Ở Đại học, kiến thức luôn ở đạng tổng hợp. Nếu bạn chưa hiểu vấn đề A, sẽ rất khó để hiểu vấn đề B. Vì thế, nếu có thắc mắc nào về bài học, hãy đặt câu hỏi sớm nhất có thể, hỏi người hướng dẫn sau giờ học, qua email, hẹn gặp hay thảo luận với bạn cùng lớp. Sau giờ học, hãy dành thời gian đọc lại ghi chép trên lớp và các loại sách liên quan để đảm bảo bạn hiểu rõ những gì đã học.

 

3. Bạn có quản lý quỹ thời gian hợp lý không? Cuộc sống có cân bằng không?

 Hoc-truong-quoc-te2.jpg

Du học sinh tại Phần Lan

 

Cuộc sống Đại học có thể trở nên quá tải. Bạn luôn ngập trong danh sách dài những việc cần làm và những hoạt động ngoại khóa. Đừng lo sợ! Hãy đến lớp đúng giờ và dành những thời gian rảnh để đọc lại vở ghi và đọc thêm sách. Mỗi khoảnh khắc nhỏ gộp lại sẽ giúp bạn hiểu chắc chắn và tường tận. Xác định ưu tiên những việc quan trọng nhất. Bạn có thể liệt kê một danh sách theo thứ tự và thực hiện từ đầu tới cuối. Để học tập tốt, hãy duy trì cuộc sống khỏe mạnh và cân bằng, hãy là một thành viên năng động trong các tổ chức, hội sinh viên.

 

4. Bạn có kỹ năng đọc và viết tốt?

 

Ở Đại học, bạn sẽ được yêu cầu đọc một lượng kiến thức nhất định. Đừng đọc một cách bị động, Khi đọc, hãy cố gắng tìm những ý hàm ẩn và nghĩ về điều thực sự được truyền tải. Để trở thành một người đọc chủ động và có óc phân tích, bạn phải biết liên kết, so sách các ý chính lớn. Nhớ rằng, những người đọc nhanh chưa chắc đã là những người đọc hiệu quả.

 

Cùng với việc chủ động trong đọc hiểu, một trong những công cụ quan trọng nhất để thành công là viết và giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở Đại học, bạn phải tự tin sử dụng thành thạo để viết một cách mạch lạc rõ ràng.

 

5. Bạn có giao tiếp một cách hiệu quả?

 

Có rất nhiều dịp để bạn nêu ý kiến trong lớp, những buổi thảo luận nhóm và thuyết trình, để thể hiện bản thân một cách rõ ràng gãy gọn. Giáo viên và bạn cùng lớp sẽ rất muốn nghe ý kiến của bạn.

 

Như bạn hình dung, từ ngữ không phải phương tiện giao tiếp duy nhất. Trong nhiều trường hợp, ý tưởng sẽ được trình bày hiệu quả hơn qua tranh ảnh, các con số, biểu tượng, ký hiệu,… Vì vậy nếu bạn gặp khó khăn trong những bài thuyết trình số học, hãy đọc thêm sách và luyện tập thêm để tăng khả năng biện luận và kiến thức Toán học.

 

6. Bạn tư duy phân tích?

 

Óc tư duy phân tích rất quan trọng ở Đại học. Thay vì nhắc lại những gì giáo viên đã dạy, bạn phải áp dụng được kiến thức đã học, đặt ra những câu hỏi phù hợp, nghĩ về các cách khác nhau để bảo vệ quan điểm của mình. Đôi khi, trong những vấn đề phức tạp, bạn phải làm quen với những câu trả lời không đơn giản. Thường tồn tại một số những cách giải đáp khác nhau phụ thuộc vào tình huống cụ thể và hàng nghìn nguồn thông tin khác nhau. Quan trọng là phải đặt ra đúng câu hỏi, tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy. Giải quyết những vấn đề hóc búa vốn là một phần quan trọng trong học tập. Giáo dục bậc Đại học là nhằm củng cố tri thức và kỹ năng chung cho bạn.

 

7. Bạn có đam mê và sẵn sàng khám phá?

 

Cuộc sống ở Đại học rất thú vị. Hãy luôn tò mò, hứa hẹn và sáng tạo! Hãy để mình tự do khám phá những gì mình thích, như tham gia vào hội sinh viên hay các câu lạc bộ môn học, thực tập, các chương trình học trao đổi. Đó là những cơ hội trau dồi kỹ năng lãnh đạo và giải quyết vấn đề trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mặt khác, dành thời gian tìm hiểu những gì mình thực sự đam mê. Hãy chọn những khóa học phù hợp với mình. Khi đã lựa chọn, hãy tự tin với quyết định của mình và cố gắng hết sức chinh phục nó.

 

Đông Đức (SSDH) – Theo Kênh tuyển sinh

 

Share.

Leave A Reply