Sẵn sàng du học – Nếu bạn đang xem xét việc du học nhưng bị bao vây bởi những lo lắng, dưới đây là một vài lời chỉ dẫn có thể sẽ có ích với bạn. Cùng SSDH tìm hiểu nhé!
Đối với các du học sinh, chướng ngại vật đầu tiên cần phải vượt qua đó chính là nộp hồ sơ vào trường đại học. Rất nhiều quốc gia lấy phí cho việc ứng tuyển đại học, bạn cần tìm hiểu rõ ràng. Một số nơi yêu cầu hồ sơ cá nhân nhưng một số khác lại muốn đặt câu hỏi để tìm hiểu về niềm đam mê của bạn với lĩnh vực đó. Bạn cũng có thể phải vượt qua bài kiếm tra đầu vào hoặc làm phỏng vấn để xác định thực lực. Sau đây là một số quá trình ứng tuyển với những lời khuyên từ trụ sở hành chính sẽ giúp bạn định hình quá trình rõ hơn.
Hong Kong:
Những đại học ở Hong Kong thu hút rất nhiều du học sinh quốc tế và được dư đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai gần. Trong khi những học sinh trong nước có thể ứng tuyển vào bất kì đại học nào ở Hong Kong thông qua một hệ thống tên là JUPAS, quá trình này lại tương đối khác với học sinh quốc tế.
Học sinh có thể ứng tuyển thông qua một hệ thống tuyển sinh quốc tế hoặc thông qua Website của trường và có thể cung cấp số liệu hay tài liệu cần thiết như là bảng điểm và tương tự.
Học sinh có thể diễn giải bằng tiếng anh, điều này rất quan trọng trong các trường đào tạo quốc tế. Phí đăng kí vào khoảng 450 đô la Hong Kong cho ba chương trình học đối với học sinh ngoài nước. Học sinh chỉ có thể nộp đơn một lần duy nhất.
Thí sinh được yêu cầu viết một bài tự luận cá nhân 400 chữ nêu lí do tại sao chọn khóa học và đại học đó.
Văn phòng tuyển sinh ở đại học Hong Kong nói rằng “ứng viên nên cân nhắc nền tảng học thuật và các chứng chỉ liên quan cũng như là tâm lý bản thân”. Học sinh được mời đến để phỏng vấn, qua Skype hoặc trực tiếp.
UK:
Anh là một trong những địa điểm du học nổi tiếng với học sinh quốc tế, như đã đề cập, học sinh phải ứng tuyển vào trường thông qua UCAS. Hệ thống này cho phép học sinh ứng tuyển tối đa 5 trường đại học với một đơn đăng kí với mức giá 20 bảng Anh cho một nguyện vọng và 25 bảng Anh nếu nhiều hơn.
Đơn đăng kí gồm các câu hỏi xác định thông tin cá nhân, học vấn và trình độ. Phần quan trọng nhất đó chính là bài luận cá nhân. Ở đây, ứng viên nên giải thích lí do lựa chọn khóa học, đam mê cá nhân và khóa học mà họ đã tham gia để thể hiện sự hứng thú với ngành học.
Canada:
Canada là ngôi nhà của rất nhiều trường đại học tuyệt vời và được đánh giá là một quốc gia rất đón chào học sinh quốc tế.
Học sinh mong muốn được theo học ở Canada sẽ viết một hồ sơ cá nhân như là một phần của đơn đăng kí. Điều này tương tự như bài luận cá nhân ở Anh. Theo như trang web của đại học Britsh Columbia, đây là nơi học sinh có thể viết nên điều gì là quan trọng nhất đối với họ, những thành tựu bản thân đạt được, bạn đã học được gì từ kinh nghiệm của bản thân, và những thử thách mà bạn đã vượt qua. Đây là cơ hội để bạn xác định bạn phù hợp với UBC hay cơ hội nhận được học bổng”. Học sinh được yêu cầu diễn giải bằng tiếng Anh.
Thụy Điển:
Thụy Điển có 4 ngôn ngữ chính và được bao bọc bởi 5 quốc gia nên không có gì ngạc nhiên khi đây là ngôi nhà của những trường đại học quốc tế hàng đầu thế giới.
Ở đây, học sinh cần phải làm bài kiểm tra đầu vào nếu họ có chứng chỉ của trường ngoại quốc. Ứng viên cần chứng tỏ khả năng ngôn ngữ Pháp giỏi, thông qua bài kiểm tra ngôn ngữ.
Người đại diện của trường chia sẻ: “ở Thụy Điển, như một quy luật chung, bất kì ai tốt nghiệp trung học tại nước đều có thể tiếp tục học lên bậc đại học. Điều kiện đặt ra cho người có chứng chỉ ở nước ngoài là đi đến gần nhất với hệ thống giáo dục Thụy Sĩ”.
Học sinh cần gửi hình ảnh, hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân, kết quả học tập ở hai năm cuối trung học, bằng tốt nghiệp nếu có, giấy đinh cư du học và chứng chỉ tiếng Pháp.
Singapore:
Quá trình ứng tuyển ở Singapore (đại học quốc gia) cũng không khác gì lắm so với học sinh trong nước, theo như lời người đại diện.
Tất cả học sinh cần điền một đơn đăng ký online và nộp giấy chứng minh nhân dân, tài liệu liên quan và phí ứng tuyển 20 đô la Sing.
Ireland:
Với học sinh từ các nước châu Âu, đơn đăng kí nên được gửi qua văn phòng trung tâm Tuyển sinh trước ngày 1 tháng 2 hằng năm. Tuyển sinh dựa trên những chỉ tiêu được công bố và địa điểm được phân bổ sau khi xuất bản chứng nhận và kết quả A level vào tháng 8. Kết quả được chuyển sang điểm CAO và địa điểm phù hợp. Đơn đăng kí sẽ hỏi rõ học vấn và những bài kiểm tra, học sinh không cần gửi bài luận cá nhân và thư giới thiệu.
Học sinh không đến từ châu Âu nên nộp đơn thẳng vào trường trước ngày 1 tháng 2 của năm ứng tuyển. Đơn đăng kí được gửi qua hệ thống online, học viên cần hoàn thành bài luận cá nhân 500 chữ và viết tên của hai người viết thư giới thiệu. Mẫu đăng kí được mở vào ngày 1 tháng 10 mỗi năm.
Mặc dù quá trình đăng kí là khác nhau ở từng quốc gia, nhưng điểm tương đồng chính là thông tin cá nhân, học vấn và ngôn ngữ.
Hầu hết sẽ yêu cầu những tài liệu hỗ trợ khác, hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra đầy đủ để tránh thiếu sót khi tới hạn nộp. Đa số sẽ yêu cầu phí nên hãy chắc chắn rằng bạn đã biết cách thanh toán và số tiền cần thanh toán.
Cuối cùng, một lưu ý quan trọng chính là ứng viên không nên điền sai thông tin hoặc nói sai sự thật. Hầu hết đều có thể kiểm tra nên đừng mạo hiểm.
Người dịch: Quốc Kỳ (SSDH)