Một số giải đáp về những thay đổi của Visa Tier 04 du học Anh

0

SSDH – Visa được xem là tấm vé thông hành, thực hiện ước mơ của du học sinh. Việc thay đổi nhằm nới rộng hoặc thắt chặt đối với visa Tier 4 tạo ra những lo lắng và nhiễu loạn thông tin trước những thay đổi này.

 

Một số giải đáp về những thay đổi của Visa Tier 04 du học Anh

 

1. Đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi mới về quy định về làm việc với sinh viên sở hữu visa Tier 04

 

Theo như “Tier 4 VISA: Immigration Rules changes” do Home Office đưa ra vào ngày 14/07 vừa rồi thì đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định này là những sinh viên theo học chương trình cao đẳng công lập, các bạn theo học chương trình further education (học A-levels, HnD, Foundation degree) và người đi theo diện Visa phụ thuộc vào người sở hữu Visa Tier 4. Có 4 sự tác động đáng quan tâm đến các đối tượng này là:

  • Về việc gia hạn visa: chỉ duy nhất các bạn sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo được công nhận bởi Home Office và trực thuộc các trường Đại học và khóa học các bạn đã học là một phần liên thông lên bậc Đại học sẽ được gia hạn visa tại nước Anh.
  • Thời gian học: Thời gian tối đa được học tại nước Anh cho các đối tượng này là 2 năm thay vì 3 năm như trước đây.
  • Thời gian đi làm thêm:  Họ sẽ không được đi làm thêm 10-20h/ tuần như trước đây, riêng người có visa phụ thuộc Visa Tier 4 thì được đi làm nhưng công việc phải là những vị trí đòi hỏi có kỹ năng, tay nghề,…
  • Giới hạn quyền bảo trợ visa của các trường Cao đẳng công lập: Các trường này chỉ có quyền bảo trợ visa diện Tier 4 General Student. Các sinh viên dưới 18 tuổi xin học tại các trường này sẽ không được xin visa diện Tier 4 Child Student nữa.

2. Những thay đổi cụ thể để xin visa du học Anh

  • Chứng chỉ tiếng Anh: Những người học từ bậc cử nhân trở lên (NQF level 06 trở lên) khi apply vào các khóa học chính thì vẫn có thể sử dụng IELTS Academic như bình thường. Còn những đối tượng còn lại (dự bị đại học, học tiếng…) sẽ sử dụng IELTS UKVI dựa theo điều kiện xét tuyển của từng trường
  • Thẻ sinh trắc học: Đây là một quy định mới được thêm vào song song với việc cấp VISA trong hộ chiếu để tranh tình trạng mất VISA sau khi mất hộ chiếu. Cụ thể khi nhận VISA, các bạn sinh viên sẽ được cấp phép vào Anh trong vòng 30 ngày và khi các bạn đã đặt chân tới nước Anh, trong 10 ngày đầu tiên, các bạn buộc phải đến địa chỉ bưu điện đã được mặc định trong thư cấp VISA của đại sứ quán để nhận thẻ cư trú này. Thẻ cư trú này sẽ có hiệu lực trong suốt thời gian học tập tại Anh.
  • Đối với phí bảo hiểm y tế: Trước đây các bạn được tự động hưởng chế độ bảo hiểm như những công dân Anh mà không bị yêu cầu nộp thêm bất cứ các khoản phí nào. Tuy nhiên chính phủ Anh đã có những thay đổi và yêu cầu sinh viên quốc tế có sự đóng góp khi được hưởng những quyền lợi nhất định về mặt y tế khi học tập tại Anh. Trong đó, phí bảo hiểm y tế dành các bạn học khóa học chính trong 1 năm (không kèm khóa học tiếng Anh và dự bị) là $360 (theo thời điểm hiện tại).
  • Lệ phí xét VISA cũng tăng lên thành $515 (trước đây là $503).

Sau hàng loạt những thay đổi trong quy định, chính sách VISA, thì sắp tới đây việc xin vào Anh lại càng khó khăn hơn khi chính phủ nước này tiếp tục thắt chặt VISA nhóm 2 vào đầu năm sau.

 

VISA nhóm 2 là loại VISA dành cho người lao động có qua đào tạo được tới sinh sống tại Anh. Và từ tháng 4 năm sau, để đăng ký VISA nhóm này, người lao động sẽ bị áp mức sàn thu nhập.

 

Vốn dĩ, người lao động làm việc và sống tại Anh được 5 năm trở lên có thể có quyền sống hẳn tại đây. Nhưng với những quy định mới, quyền lợi này sẽ chỉ áp dụng cho những ai có thu nhập từ 35 nghìn Euro. Quy định mới này dành cho người nhập cư từ các nước ngoài nhóm EU. Chính phủ cho biết, quy định này nhằm chọn ra những người tài giỏi nhất và cho họ ở lại Anh, đồng thời ngăn dòng nhập cư ồ ạt từ các nước khác vào.

 

Những người dân nhập cư không đáp ứng điều kiện trên sẽ phải tìm những cách thức khác để được ở lại đây. Nếu không, họ chỉ có thể nới hạn ở lại Anh thêm 1 năm rồi phải hồi hương.

 

Nguồn: Visa Reporters

 

 

Share.

Leave A Reply