Sẵn sàng du học – Nghiên cứu mới cho thấy rằng các loại thuốc trị chứng ợ nóng phổ biến có thể dẫn đến nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn. Nhưng nếu bạn đang dùng thuốc ức chế bơm proton, đừng dừng lại ngay mà hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi dừng.
Covid-19 không có dấu hiệu suy giảm ở nhiều nước trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, số ca mắc cao kỉ lục, chiếm một phần tư tổng số ca trên toàn cầu. Đại dịch đã gây bất ngờ cho cả thế giới và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu tất cả thông tin trong thời gian ngắn nhất có thể.
Danh sách các yếu tố nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng được tổng kết thành danh sách dài. Các nhà các nhà khoa học đã phát hiện ra một yếu tố mới — một số loại thuốc trị chứng ợ nóng dường như có liên quan đến nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Một nghiên cứu mới vẫn đang được xem xét trên Tạp chí American Journal of Gastroenterology cho thấy rằng việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc trị chứng ợ nóng phổ biến được gọi là thuốc ức chế bơm proton hoặc PPI có thể liên quan đến nguy cơ bị nhiễm SARS-CoV-2, loại vi-rút gây ra Covid-19. Trong một cuộc khảo sát sức khỏe trực tuyến với hơn 86.000 người, 6,4% cho biết họ có kết quả dương tính với Covid-19. Khoảng 61%, tương đương 53.130 người, cho biết họ bị trào ngược axit, ợ chua, nôn trớ hoặc đau bụng nhẹ và các nhà nghiên cứu đã hỏi nhóm nhỏ này về việc họ sử dụng PPI. Các tác giả, dẫn đầu bởi Christopher V. Almario, MD, tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, phát hiện ra rằng những người dùng PPIs hai lần một ngày có khả năng dương tính với vi rút cao hơn khoảng 3,7 lần so với những người không dùng. Những người dùng thuốc một lần một ngày có nguy cơ cao gấp đôi, mặc dù nguy cơ tổng thể của khả năng dương tính với Covid-19 vẫn thấp. Các tác giả không tìm thấy mối liên quan giữa PPI và các triệu chứng tiêu hóa của Covid-19.
Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa PPI và nhiễm trùng Covid, nhưng còn rất xa mới chứng minh được rằng việc sử dụng PPI thực sự có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19. Danny Branstetter, giám đốc y tế phòng chống nhiễm trùng tại Wellstar Health System ở Atlanta, cho biết: “Mặc dù những phát hiện trong nghiên cứu này rất thuyết phục và chắc chắn minh họa mối tương quan giữa PPI và Covid, nhưng vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về nguyên nhân.
Nói cách khác, nghiên cứu cần được các chuyên gia bên ngoài kiểm tra và xác nhận với các nghiên cứu bổ sung. Ông Travis T. King, chuyên gia dược lâm sàng tại Ochsner Health ở New Orleans cho biết: “Cho đến khi bản thảo được duyệt lần cuối được xuất bản, chúng tôi cần phải hết sức thận trọng trong việc áp dụng các phát hiện vào việc chăm sóc bệnh nhân thông thường.” Ngoài ra, các nghiên cứu dựa trên khảo sát có thể dễ bị sai lệch vì không phải ai cũng trả lời khảo sát. (Trong trường hợp này, khoảng một nửa số người được mời tham gia khảo sát đã thực sự hoàn thành khảo sát.) Các khảo sát dựa trên trí nhớ và khả năng truyền đạt chính xác kết quả xét nghiệm và thuốc của họ, không được coi là đáng tin cậy như một số loại nghiên cứu khác .
Hàng triệu người ở Hoa Kỳ dùng các PPI như Prevacid (lansoprazole), Prilosec (omeprazole) và Nexium (esomeprazole), có sẵn cả theo toa và không kê đơn. Thuốc làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra. Điều này có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến trào ngược axit như viêm, những thay đổi tiền ung thư trong thực quản của bạn, các vết sẹo khi nuốt.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng PPIs với việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng đường ruột, bao gồm cả Clostridium difficile, lý thuyết cho rằng ít axit trong dạ dày sẽ dễ lây nhiễm hơn. Nghiên cứu còn quá sơ bộ để cho thấy nên dừng sử dụng PPI. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc liệu bạn có đang dùng PPI với đúng lý do và liều lượng hay không. Có một cách để giảm một nửa rủi ro tiềm ẩn khi các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc dùng PPIs hai lần một ngày không mang lại bất kỳ cải thiện đáng kể nào so với sử dụng một lần một ngày. Tiến sĩ Branstetter khuyến cáo bạn có thể loại bỏ nguy cơ trên lý thuyết bằng cách chuyển sang một loại thuốc khác như Pepcid (famotidine) hoặc Tagamet (cimetidine). Nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ nguy cơ tăng Covid-19 nào ở những người dùng thuốc H2, nhưng bạn nên thảo luận về ý định này với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào.
“Ngoài việc giảm liều PPI hoặc chuyển sang dùng loại thuốc khác, bạn cũng có thể giảm chứng ợ nóng bằng cách tránh thức ăn cay, thức ăn béo và cam quýt”, Tiến sĩ Branstetter nói. Ông cho biết thêm, béo phì và hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Covid-19. Đây sẽ là lúc để đánh giá lại tất cả những điều mà mọi người có thể làm để cải thiện sức khỏe và lối sống của họ mà không liên quan đến thuốc.
Người dịch: Linh Trang (SSDH)