Nên đi du học Đài Loan hay Trung Quốc ?

0

SSDH- Mấy hôm nay nhìn thấy khá nhiều bài hỏi về việc này, mình xin phép đăng lại bài mình từng viết trong 1 group du học Trung Quốc. Đứng ở góc độ một người từng may mắn đc trải nghiệm đi trao đổi tại Trung Quốc từ 2019, trở về ngay trước đại dịch, lại học online 1 trường khác, sau đó “quay xe” và hiện tại đang sinh sống tại Cao Hùng, Đài Loan, mình có vài chia sẻ với mọi người các khía cạnh (ngoại trừ chính trị) như sau:

1. Ngôn ngữ – Nhìn vậy mà ko phải vậy

  • Về cơ bản cả “2 bờ” đều nói Tiếng Trung (còn Tiếng Đài 台語 là tiếng địa phương, hoàn toàn klq), nên các bạn khá tiếng Trung sang đây sẽ ko có trợ ngại gì mấy (như người HN vs SG nói chuyện lẫn nhau thôi). Khác biệt lớn nhất ai cũng biết đó là Trung Quốc dùng chữ Hán Giản thể, Đài Loan dùng chữ Hán Phồn thể. Ở đâu đó tại Trung Quốc (chùa chiền, cổng trường, tài liệu) bạn vẫn sẽ thấy sự hiện diện của chữ phồn, nhưng Đài Loan thì chưa từng dùng chữ giản nhé. Ngoài ra thì gần như người Đài KHÔNG BIẾT pinyin, họ sử dụng Chú âm (ㄓㄨˋㄧㄣ) ở cả bàn phím lẫn quán KTV. Còn phiên âm Latin thì hoàn toàn linh tinh, mỗi nơi 1 kiểu (中:Zhong, Chung, Jhong). Ai định qua thì tập đọc dần Phồn thể và Chú âm.
  • Tuy nhiên, rất nhiều điểm khác biệt giữa Tiếng Trung của Trung Quốc vs TW (mình nghĩ những bạn từ bậc trung cấp trở lên sẽ nhận ra được), đó là về cách dùng từ, phát âm, và diễn đạt. Bạn hoàn toàn có thể giữ được cách phát âm Chuẩn tiếng phổ thông mà bạn thích (vd phân biệt ZCS vs ZHCHSH), nhưng sống lâu dần không thể không nhiễm ngữ điệu và phát âm Đài Loan. Cá nhân mình chưa bao giờ bị ai nói là phát âm không chuẩn, nhưng hiện tại mình gần như không sử dụng thanh nhẹ hay âm uốn lưỡi. Rất nhiều từ vựng (自行车🚲腳踏車)or phát âm (学期 xue2qi1 vs xue2qi2) mình bê cách dùng của đại lục qua, nhiều khi người ta ko hiểu đc. Và khó nhất đó là cách diễn đạt, khẩu ngữ của Đài nghe có vẻ suồng sã, nhưng văn viết thì đừng đùa bạn nào học chuyên ngành Hán ngữ chắc sẽ biết 文言文, kể cả thành ngữ cũng xuất hiện dày đặc trong văn bản (sách báo, luận văn, đề thi) ở đây.

2. Môi trường học tập 

  • Mỗi bên có ưu và nhược điểm riêng. Cá nhân mình thấy Đài Loan có môi trường học thân thiện hơn với các bạn chỉ biết Tiếng Anh. Chương trình tiếng Anh mở nhiều, dạy khá thực tế và quốc tế hoá (đặc biệt với các ngành STEM, Business), ngược lại thì mấy ngành bậc Thạc sĩ như Văn học Trung Quốc (中國文學), Giảng dạy Hoa Ngữ (華語文教學) học vô cùng khó ngay cả đối với sinh viên bản địa, gần như ko thể ra trường được trong 2 năm. Lý do thì đọc lại đoạn so sánh ngôn ngữ nha.
  • Đối vs Trung Quốc, hàm lượng học thuật nhiều hơn, thể hiện rõ ở số lượng môn học các bạn phải lấy mỗi kì (mình thấy ko dưới 7 môn), số thủ tục phải hoàn thành cho Luận văn (开题、预答辩、答辩、盲审,以此类推 mình k nhớ nổi) chứ bên này (mấy ngành IMBA) chỉ Defense như một buổi trò chuyện là xong, hệ ĐH thì hoàn thành hết môn rồi thi là đc. Sinh viên Trung Quốc mặt bằng chung là chủ động, chăm chỉ hơn sinh viên Đài Loan RẤT RẤT NHIỀU. Điều này rèn cho Sinh Viên Trung Quốc và LHS tại Trung Quốc thói quen chăm chỉ, nghiêm túc, và lo lắng hơn vs việc học. Ngược lại thì Sinh viên Việt Nam du học tại Đài Loan cũng có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân hơn chút.
  • Riêng vs MBA, mình thích chương trình của Đài Loan hơn, mỗi kì lấy 3-4 courses thôi nhg học thực tiễn, cũng ko nhất thiết phải thi, mà hình thức phụ thuộc hoàn toàn vào giáo sư (thuyết trình, dự án, cuộc thi, viết luận…)
  • Trường học ở Đài Loan chia rõ 2 loại National 國立 và Private (tên ko có chữ Quốc lập). Trung Quốc thì hầu hết là trường Quốc lập (thuộc Bộ Giáo dục or các Bộ khác), Công lập (thuộc chính quyền tỉnh, TP) và các Học viện quy mô nhỏ… Cơ sở vật chất phục vụ học tập và nghiên cứu thì một 9 một 10. Cũng ko sợ hết chỗ thư viện vì SV Đài ko nghiện cày cuốc đến thế, chưa kể có hệ thống meeting room và chỗ ngồi trong Lab nữa. Giáo viên rất fair, bạn bày tỏ ý kiến thoải mái, và nếu cố gắng bạn hoàn toàn có thể toả sáng ở đây, chứ ko có chuyện mọi nguồn lực đổ hết về sinh viên nội địa.
  • Riêng KTX thì TW cùi bắp hơn Trung Quốc nhé, đừng mơ mộng về mấy dạng phòng “khách sạn”, hay “ở 1 người” với mức giá free. Phòng từ 2-4 người tuỳ trường, WC chung cả tầng, xứ tư bản nên dù bạn có đạt HBCP ở đây thì cũng phải trả tiền hết, ko phân biệt du học sinh vs sinh viên Đài. Thuê phòng ngoài cũng khá phổ biến (đắt rẻ tuỳ nơi)
  • Chi phí: học bổng Đài Loan ít hơn rõ rệt cả về số lượng, lẫn đãi ngộ. Riêng HBCP (MOE, ICDF) thì số người đạt đc mỗi năm toàn Việt Nam chỉ bằng số ng đạt hb CSC/CIS của 1 trường tại Trung Quốc. Ngoài ra khá phiền khi phải đóng thêm mấy phí cứng (KTX, chênh lệch học phí ở 1 số trường top, bảo hiểm). Cộng với chi phí cách ly và ổn định cs ban đầu, nếu bạn chưa có đủ tích luỹ tài chính (80tr trở lên), đừng có “liều mạng” sang nhé. Bù lại thì vào học rồi có thể apply thẻ đi làm hợp pháp, kiếm cũng đủ ăn.

3. Văn hoá, Lối sống

  • Nói một cách dễ hiểu, Đài Loan ngoài việc nói Tiếng Trung, thì khác Trung Quốc rất nhiều. Chạy xe máy như Việt Nam, lối sống và văn hoá như Nhật Bản. Có vẻ cởi mở, dân chủ trong các vấn đề giới tính, chính trị,…nhưng những nét truyền thống Trung Hoa xưa, hay tư tưởng “cũ kĩ” vẫn tồn tại trong những thói quen tiêu tiền mặt (Digital Banking cùi hơn Việt Nam chứ đừng nói Wechat hay Alipay), dùng con dấu thay chữ kí,…
  • Người Đài tốt bụng, thân thiện nhưng hơi “nhát gan”, kém linh hoạt, bị động. Người Trung cũng tốt nhưng không cởi mở bằng.
  • Ẩm thực có vẻ phong phú, nhưng vị rất ngọt (hoặc ko có vị gì), ko phù hợp vs ng Bắc như mình. Trung Quốc tuy dầu mỡ nhưng ăn dễ gây thương nhớ hơn. Ở đây đi ăn cũng ít kiểu “nhậu”, mà thường đi bar uống riêng
  • Đài Loan thiên nhiên đẹp nhưng siêu nhỏ (chưa bằng miền bắc VN) nên ở 1 vài năm thì bạn có thể đi đc hết các điểm nổi tiếng, cảnh kiểu cổ kính và công trình nhân tạo ko bằng TQ đc
  • Chi phí sống tại phía nam Đài (Kaohsiung, Tainan) thì mình thấy bình thường (ở Taipei sẽ gấp rưỡi trở lên). Cơ mà có những thứ rất đắt (xe đạp Ubike, phí ship đồ) nếu so vs Việt Nam và Trung Quốc thì ko tiện bằng
  • Nhịp sống chậm hơn Trung Quốc rõ rệt, bù lại thanh bình. Về an ninh, dù ko gắn cam khắp nơi như Trung Quốc nhưng dân trí cao, cực kì an toàn, gần như không có chuyện mất đồ đc. Sợ sau về Việt Nam  ví dụ vào Sài Gòn lại “shock văn hoá” =))
Nguồn: Săn học bổng du học Đài Loan
Share.

Leave A Reply