Những bài học bất ngờ khi du học Phần Lan

0

SSDH – Một lớp học đa quốc gia, đa văn hóa sẽ giúp bạn xây dựng cái nhìn về bạn bè quốc tế và học hỏi được nhiều điều từ họ. Ở Phần Lan, một lớp học chương trình cử nhân hay thạc sĩ thường chỉ có tầm 20 đến 30 sinh viên và mọi người dễ dàng giao lưu và trao đổi với nhau ngoài lớp học. Bên cạnh đó, trong những lớp học này, ngoài sinh viên Phần Lan còn có nhiều sinh viên du học đến từ Châu Á, Mĩ, New Zealand, và Mỹ Latinh. Nước nào nhiều nhất thì có khoảng 4 sinh viên trong cùng một chương trình.

 

 	Những bài học bất ngờ khi du học Phần Lan

 

Bài học về quan điểm nghề nghiệp

 

Các chương trình học cử nhân hay thạc sĩ không chỉ cung cấp đầy đủ (thậm chí có phần nặng) lý thuyết mà còn luôn theo kịp xu hướng thế giới về cải tiến, sáng tạo và khởi nghiệp. Thông qua những khóa học khuyến khích sinh viên tư duy đa chiều, suy nghĩ cũng như nhận thức của sinh viên sẽ đổi mới và khác biệt. Học lên cao không phải vì một tấm bằng, ra trường rồi tìm một công việc ổn định mà nó còn là cơ hội để trau dồi kiến thức, phát triển tư duy. Ở Phần Lan, người ta trở nên đam mê, có khao khát theo đuổi con đường thật sự có ý nghĩa cho mình.

 

Bài học về sự khiêm nhường từ người Phần Lan

 

Người Phần Lan không phải là những người thích khoe khoang về thành tích của mình. Người nước ngoài đến đây từ bất kể nơi đâu đều ngạc nhiên trước một xã hội văn minh hiện đại nhưng lại gần gũi với thiên nhiên, và không ngừng tìm tòi, học hỏi từ thế giới bên ngoài.

 

Thậm chí, người Phần Lan luôn ngạc nhiên vì những bài báo nước ngoài ngợi ca họ. Họ còn chỉ ra những điểm chưa tốt của mình và nói rằng đó chỉ là phóng đại. Người Phần Lan không thỏa mãn với những gì họ đang có, mà muốn nó phát triển hơn theo hướng tốt cho còn người chứ không chỉ phát triển kinh tế.

 

Bài học về sự quan trọng của giáo dục và công bằng xã hội

 

Chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của nền giáo dục đối với xã hội, nhưng ở Phần Lan, giáo dục và cải  cách giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Dù có phải bỏ ra rất nhiều chi phí để nghiên cứu và phát triển, đồng thời phá bỏ cả một hệ thống cũ (cải cách giáo dục những năm 70), chính Phủ Phần Lan vẫn luôn kiên quyết thực hiện vì học tin rằng giáo dục là cơ hội để phát triển đất nước. Chính vì vậy mà một từ một nước nghèo ở Châu Âu, trong vòng hơn 40 năm, Phần Lan đã vươn lên trở thành một đất nước có cuộc sống đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới.

 

Trong quá trình phát triển ấy, công bằng xã hội chính là nền tảng. Sự bất bình đẳng thì không bao giờ hết, nhưng họ luôn cố gắng hết sức có thế để hạn chế chúng. Đó là cách thức họ xây dựng một xã hội đoàn kết và vững mạnh từ sự tin tưởng, cộng tác lẫn nhau giữa người với người, thay vì chèn lên nhau để sống.

 

Thục Uyên (SSDH) – Theo Học Bổng Hay

 

Share.

Leave A Reply