SSDH – INDRAJEET Chauhan, một sinh viên Ấn Độ vừa tốt nghiệp cử nhân công nghệ thông tin, đang tìm kiếm một công việc phù hợp với chuyên môn của mình là phân tích hệ thống. Ý định của anh là ở lại Úc làm việc một vài năm để để có thêm kinh nghiệm. Nhưng nếu anh không thể tìm được việc làm thì anh sẽ phải trở về Ấn Độ.
Hiện nay có hàng chục ngàn sinh viên như anh cũng đang phải đối mặt với hoàn cảnh tương tự trước sự sụt giảm của ngành công nghiệp giáo dục quốc tế Australia đã làm thay đổi các vùng ngoại ô lân cận các trường đại học lớn nhất Úc.
Cuối cùng đến tháng 9, một tháng sau khi anh tốt nghiệp trường Đại học La Trobe, Chauhan đã tìm được một công việc cho mình. Anh nói rằng anh sẽ xem mọi việc như thế nào để cân nhắc tiếp. Một số người bạn của Chauhan cũng vừa quay về nước bởi không tìm được việc.
Theo báo cáo mới công bố hôm qua của Cục Thống kê Australia, hiện nay nhiều sinh viên nước ngoài như Chauhan khi gia hạn thời gian làm việc tại đây phải định hình lại cuộc sống đô thị. Các trường đại học lớn nhất Úc có rất nhiều ngàn sinh viên cũng trong tình trạng như vậy – trường đại học Monash và NSW có khoảng 13.000, và đại học Macquarie và Melbourne cũng vào khoảng12.000.
Sinh viên từ các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Brazil đã chuyển đổi nhân khẩu đến các vùng ngoại ô như Clayton và Randwick kể từ khi họ bắt đầu đến đây.
Báo cáo nhận định rằng “Sinh viên quốc tế đã đóng góp đáng kể cho xã hội Úc như tính đa dạng hóa ngày càng cao, làm phong phú cộng đồng và mạng lưới toàn cầu phát triển”. Sự suy giảm mạnh thị thực du học từ năm 2009 bởi nhiều lý do khác nhau đã làm thay đổi các vùng ngoại ô lân cận các trường đại học lớn.
Thực tế hiện nay, đơn xin thị thực từ nước ngoài giảm 46%, còn số lượng sinh viên đang ở Úc được cấp visa mới lại tăng 35%. Cũng như Chauhan, nhiều người đã trình xin visa diện nhân lực trình độ cao đã tốt nghiệp để tiếp tục ở lại làm việc. Những ứng viên này chủ yếu ở các vùng tiểu lục địa. Trong khi với khoảng 40.000 sinh viên Ấn Độ trình xin visa năm 2010-2011, thì có 32.000 xin visa theo diện ở lại làm việc tại Úc và chỉ có khoảng 3000 ứng viên trình hồ sơ từ Ấn Độ là được cấp visa.
Các chuyên gia giáo dục quốc tế cho rằng bong bóng giữa sinh viên tương lai và cựu sinh viên sẽ vỡ một ngày gần đây bởi cơ hội học tập và lựa chọn việc làm dường như đang khô hạn dần.
Cựu bộ trưởng bộ giáo giục đại học bang Victorria Phil Honeywood cũng cho rằng bong bóng này sẽ vỡ vào cuối năm 2012. Và đến lúc đó có thể chúng ta sẽ không còn thấy bóng dáng của sinh viên Ấn Độ ở trên đường phố nước Úc nữa.
Lê Minh – Theo The Australian