Sẵn sàng du học – Học tập ở nước ngoài có tiềm năng thay đổi cuộc sống và mang lại những quan điểm mới về những lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Ngay cả khi bạn quyết định học tập tại nước ngoài mà không băn khoăn về các nhân tố ảnh hưởng tới nghề nghiệp sau này, thì sau này những kinh nghiệm bạn có được sẽ gắn chặt với quyết định nghề nghiệp.
Đi du học và câu chuyện CV
Bạn đã chuẩn bị tốt như thế nào để cạnh tranh và bạn có thể làm gì để trở nên nổi bật trong số những người cùng trang lứa? Tất nhiên khóa thực tập và dịch vụ học tập ở Hoa Kỳ hoặc ở nước ngoài sẽ cung cấp những cơ hội độc đáo để xây dựng các kỹ năng và năng lực. Nếu có sự đánh giá cẩn thận và phân tích kỹ càng, bạn sẽ muốn làm nhiều hơn chứ không chỉ đơn thuần là câu chuyện làm đẹp CV. Sẽ rất hữu ích khi thảo luận về thời gian học tập ở nước ngoài với cố vấn việc làm của bạn, đó là:
-
Phản ánh sở thích nghề nghiệp của bạn và chắc chắn bạn cũng có quan tâm đến một vài vị trí sau khi học tập tại nước ngoài.
-
Xem lại những kỹ năng giao tiếp và phân tích của bạn đã được củng cố; việc du học đã cung cấp cho bạn những hiểu biết đa văn hóa mới như thế nào; nâng cao trình độ ngôn ngữ của bạn ra sao; và đã khiến bạn trở thành một người linh hoạt hơn và dễ thích nghi
-
Tư vấn cho bạn về làm thế nào để kết hợp các kỹ năng và năng lực trên khi viết các thư xin việc và nêu rõ những đặc điểm mới này trong các cuộc phỏng vấn việc làm.
Điều quan trọng nhất bạn học được là nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách bạn giải thích việc bạn tăng cường kỹ năng và năng lực trong thời gian bạn sống tại nước ngoài. Đúng là không phải tất cả nhà tuyển dụng đều tìm kiếm nhân viên thành thạo ngoại ngữ hoặc có cái nhìn toàn cầu, nhưng việc bạn có kinh nghiệm du học đã chứng minh bạn có những giá trị đặc biệt, mang lại cho bạn lợi thế.
Bước tiếp theo
Bạn cần phải tạo ra một chiến lược tìm kiếm việc làm có chủ đích và phát triển một kế hoạch tìm kiếm hướng tới sự thành công. Có những bước quan trọng bạn có thể thực hiện để xác định về sự phù hợp giữa mục tiêu, mục đích của nhà tuyển dụng với các giá trị và sở thích của bạn. Các bước này cần bao gồm:
-
Đánh giá sở thích nghề nghiệp của bạn, giá trị cá nhân và kỹ năng chuyên nghiệp
-
Điều chỉnh chúng với một trường, một khu vực, một nhóm các tổ chức theo dõi chặt chẽ sở thích nghề nghiệp của bạn
-
Lập kế hoạch – với sự tư vấn từ văn phòng dịch vụ sự nghiệp – điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm trong năm cuối cấp
-
Tạo không gian mỗi tuần/tháng để tiến hành nghiên cứu của bạn, gặp gỡ với cựu sinh viên, các tổ chức nghiên cứu và theo dõi các vị trí tuyển dụng của họ
-
Theo sát tất cả các sự kiện việc làm cùng các bài thuyết trình diễn ra trong trường và đăng ký tham gia!
Nghiên cứu và kết nối
Bạn cũng có thể thiết lập mạng lưới với các cựu sinh viên, gia đình và bạn bè trong trường và trong cộng đồng – những người có thể cung cấp thông tin chi tiết và thông tin về lĩnh vực mà bạn quan tâm. Một cố vấn nghề nghiệp hoặc giảng viên có thể giúp bạn tìm hiểu về các hiệp hội chuyên nghiệp và các tổ chức để mở rộng sự hiểu biết của bạn về triển vọng việc làm trong một lĩnh vực nhất định. Ngoài ra, có các tổ chức hỗ trợ tìm kiếm việc làm như LinkedIn, được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia trên toàn thế giới trong việc nghiên cứu cả tổ chức và cá nhân.
Bạn có những địa chỉ liên lạc hữu ích khác trong khi ở nước ngoài? Hãy chắc chắn giữ liên lạc với họ và cho họ biết về kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Hãy phát triển kế hoạch và theo sát kế hoạch đó, dành thời gian để xác định những người mà bạn muốn liên hệ để phát triển mối quan hệ của riêng bạn.
Việc tìm kiếm việc làm cần thời gian chuẩn bị và đặc biệt là thời gian khi bạn đang hoàn thành chương trình học của mình, bạn sẽ không có nhiều thời gian, nên hãy tổ chức và hoàn thành kế hoành dần dần. Đừng đợi đến khi bạn sắp tốt nghiệp mới bắt đầu tìm kiếm công việc phù hợp với mình.
Người dịch: Trung Hiếu (Linh Trang)